Nghiên cứu thực trạng trẻ bại não 0-60 tháng tuổi tại Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Nhi Trung ương
Nghiên cứu do tác giả Phạm Thị Nhuyên - Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá đặc điểm trẻ bại não và mô tả các dấu hiệu nhận biết sớm trẻ bị bại não tại Khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bại não là một dạng đa tàn
tật nặng nề đứng vị trí hàng đầu trong mô hình tàn tật ở trẻ em. Ứơc tính, tỷ
lệ mắc bại não là 2/1000 trẻ sinh ra sống; chiếm khoảng 30–40% tổng số trẻ
khuyết tật.
Đề tài đã sử dụng
phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 74 trẻ bại não từ 0-5 tháng tuổi và được sự đồng ý của người chăm sóc
chính tại khoa Phục hồi chức năng – Bệnh viện Nhi Trung ương.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ bại não nam gấp 2,21 lần nữ. Hầu hết trẻ có cân nặng lúc sinh từ 2kg, trong
đó trẻ bại não có cân nặng khi sinh ra từ 3 kg trở lên là cao nhất (47,1%). Tỷ
lệ trẻ bại não trong độ tuổi 0 – 12 tháng tuổi là cao nhất (32,4%), trong độ
tuổi 48-60 tháng tuổi là thấp nhất (5,4%). Trẻ bại não là con đầu lòng chiếm tỷ
lệ cao nhất 47,3%. Tỷ lệ trẻ bại não có mẹ sinh trẻ khi tuổi từ 23-35 là cao
nhất 51,4%. Tỷ lệ trẻ bại não có mẹ làm nghề nông là cao nhất (35,1%). Trẻ mắc
bại não do các nguyên nhân trong sinh chiếm tỷ lệ cao nhất (31%), tiếp đến
nguyên nhân sau sinh (29,7%) và trước sinh (16,3%) và vẫn còn tỷ lệ cao chưa rõ
nguyên nhân (22,9%).
Trẻ bại não có các dấu
hiệu nhận biết sớm điển hình, trong đó: dấu hiệu trẻ co cứng chiếm tỷ lệ cao
nhất (62,1%), tiếp đến số trẻ không kiểm soát được đầu, cổ (54,0%), Trẻ chậm
phát triển (52,7 %) và trẻ bại não có các triệu chứng khác kèm theo như nghe
khó, nhìn khó, thay đổi tính nết. (9,5%).
TC Y học thực hành (872) - Số 6/2013