Vi rút trên ong Apis mellifera và ong Apis cerana ở Việt Nam
Ong ngoại (Apis mellifera) và ong nội (Apis cerana) là hai loài ong đang được nuôi để khai thác sản phẩm ở Việt Nam.
Nghiên cứu được các tác giả Trương Anh Tuấn, Đinh Quyết Tâm, Trần Văn Toàn
(Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Ong) và các cộng tác viên (Viện Công nghệ
sinh học) thực hiện nhằm ứng dụng kỹ thuật RT_PCR để xác định mức độ nhiễm 6 chủng
vi rút (ABPV, BQCV, CBPV, DWV, KBV và SBC) trên 56 đàn ông ngoại và 28 đàn nội
đang nuôi và khai thác ở một số vùng nuôi ong tập trung của nước ta (Điện Biên,
Sơn La, Đắc Lắk, Hưng Yên và Hà Nội).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên cả đàn ong nội và ngoại không phát hiện
thấy bị nhiễm vi rút gây bệnh cấp tính (ABPV) và vi rút Kasmir (KBV). Với 4 chủng
dương tính trên các đàn ong của của cả hai loài, tỉ lệ nhiễm cao nhất của chúng
là với chủng gây chết ong chúa (BQCV) 51%, tiếp theo là chủng gây bệnh bại liệt
(CBPV) 20%, chủng gây xoắn cánh ong (DWV) 15% và chủng gây bệnh ấu trùng túi
(SBV) 14%. Giữa ong nội và ong ngoại có xu hướng nhiễm khác nhau với 4 chủng vi
rút này.
Trên các đàn ong ngoại, 62% bị nhiễm với BQCV, 20% với CBPV, 12 với DWV
và 6% với SBV; trong khi đó với ong nội chỉ có 34% tổng số đàn bị nhiễm với
BQCV, nhưng tới 28% với SBV, còn với DWV và CBPV có cùng mức độ nhiễm (19%).
Trên các đàn ong ngoại, tỷ lệ nhiễm 1 chủng vi rút (52%) gấp 2,5 lần so với ong
nội (21%). Trong khi, số đàn ong nội nhiễm từ 2 chủng vi rút trở lên chiếm 66%.
Gấp 1,5 lần so với ong ngoại (44%). Kết quả nghiên cứu cho thấy trên các đàn
ong của mỗi loài ong mật cần áp dụng biện pháp phòng trị khác nhau đối với bệnh
do vi rút gây ra.
Tạp chí NN & PTNN - kỳ 1- tháng 12/2012