Ảnh hưởng của thức ăn và mật độ nuôi đến tăng trưởng và tỉ lệ sống của ốc nhồi (Pila polita deshats, 1830)
Ốc nhồi (pila polita) phân bố trong các thủy vực nước ngọt như: ao, ruộng, sông, suối và đầm lầy nước tĩnh. Ốc nhồi là đối tượng nuôi nước ngọt tìm năng do thịt của chúng được sử dụng làm món ăn ưa thích của người Việt Nam.
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Thị Bình, Tạ Thị Bình (Khoa Nông lâm ngư,
ĐH Vinh) và Mai Duy Minh (Bộ NN & PTNT) thực hiện với mục tiêu nhằm
xác định tỉ lệ bột cá bổ sung vào thức ăn và mật độ phù hợp nuôi ốc cỡ 0,8 lên
30g/con.
Thí nghiệm được triển khai tại trại thủy sản nước ngọt Hưng Nguyên, Nghệ
An năm 2011 và 2012. Thí nghiệm về thức ăn có 4 nghiệm thức gồm 100% bèo cái
tươi pistia strtiotes (Bèo); bèo kết hợp thức ăn tự chế gồm 95% thức ăn bột cám
+ 5% bột cá (BC5); bèo kết hợp thức ăn tự chế gồm 92,5% bột cám + 7,5% bột cá
(BC7.5) và bèo kết hợp thức ăn tự chế gồm 90% bột cám + 10% bột cá (BC10). Mỗi
nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Thả giống ở mật độ 150 con/m2 vào giai lưới
trong ao. Cho ốc ăn một lần trên ngày vào 18h; định kỳ vệ sinh 2 lần/ngày. Thí
nghiệm về mật độ nuôi có 2 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 2 lần. Ao
có lưới bao quanh; định kỳ hàng tháng tháo cạn nước, vệ sinh ao nuôi. Cho ốc ăn
BC 7.5 theo chế độ 1 lần/ngày vào 18h.
Kết quả thí nghiệm cho thấy sau 150 ngày nuôi, sinh trưởng của ốc phụ thuộc
vào thức ăn. Ốc BC5 và BC7.5 lớn nhanh hơn (p,0,01) và có tỉ lệ sống cao hơn so
với ăn bèo hoặc BC10. Sau 150 ngày, nuôi ốc ở mật độ 100 con/m2 cho thức
tự chế gồm bột cám và 5-7% bột cá bằng 1% khối lượng ốc và bèo cái tươi và mật
độ 100 con/m2 trong nuôi ốc nhồi thương phẩm.
Tạp chí NN & PTNT - kỳ 1 - tháng 12/2012