Ước tính phát thải của ao nuôi cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh ở ĐBSCL
Nghề nuôi cá tra thương phẩm ở ĐBSCL ngày càng phát triển. Với năng suất cá nuôi cao, cá tra tiêu thụ một số lượng thức ăn lớn. Chất thải sinh ra từ nguồn thức ăn này gây ô nhiễm môi trường nước đáng kể. Để cải thiện chất lượng nước và đáy ao nuôi cá tra sử dụng biện pháp thay nước hàng ngày và hút bùn đáy định kỳ đã và đang tác động xấu đến môi trường xung quanh. Mục đích của điều tra tính toán khả năng gây ô nhiễm của ao nuôi, từ đó làm cơ sở để tính toán cân bằng dinh dưỡng chất thải trong hệ thống định hướng xây dựng công nghệ nuôi mới giảm thiểu môi trường.
Nghiên cứu do các tác giả Nguyễn Nhứt, Lê Ngọc
Hạnh và Nguyễn văn Hào, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 thực hiện nhằm
đánh giá hiện trạng phát ra chất thải rắn và lỏng của ao nuôi cá tra thâm canh
trong các trang trại ở ĐBSCL để định hướng cho các mô hình nuôi ít ô nhiễm.
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra
trên 30 trạng trại ở các tỉnh nuôi cá tập trung như Tiền Giang, Cần Thơ, Bến
Tre, An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long. Số liệu về chất thải rắn, lỏng được
phỏng vấn trực tiếp người nuôi và nhật ký nuôi qua các vụ kết hợp với số liệu nghiên cứu được sử dụng tính toán, ước tính
trong nghiên cứu này.
Qua kết quả điều tra 30 trang trại nuôi cá tra
thâm canh cho thấy, năng suất trung bình 422 tấn/ha/vụ với thời gian nuôi trung
bình 293 ngày/chu kỳ, trọng lượng trung bình thu hoạch là 952g/cá thể. Trung
bình sản xuất 1kg cá cần lượng nước 7,4m3 và sinh ra 19,7L bùn. Ước tính cân
bằng dinh dưỡng của ao đầu vào với dạng vật chất rắn chiếm 54,7% từ thức ăn và
nước uống sông chiếm 44,9%. Chất thải ni tơ ước tính đầu vào nước sông 26% và
thức ăn 73,2%. Tương tự như tỷ lệ phosphorus chiếm cao nhất từ nguồn thức ăn
10,2% và từ nguồn nước vào 3,4%. COD từ nước sống 3,6% và thức ăn chiếm đa số
96%. Đầu ra của dạng vật chất rắn chứa trong cá 9,4%, nước thải ra từ ao cá tra
17,3%, trong bùn xả 4,93% và phân hủy do vi sinh vật và yếu tố khác 68,3%. Cá thương phẩm hấp thụ Nitrogen 33,6%, thải
ra môi trường nước 38,5%, bùn chiếm 11,17% và vi sinh vật hấp thụ khoảng 26,7%.
Phosphorus chiếm 30,9% trong cá, nước thải 30,5%, trong bùn 1,85% và hấp thu
phần lớn trong vi sinh vật 36.7%.
Kết quả này có thể định hướng cho các mô hình
nuôi giảm thiểu ô nhiễm.
TC Nghề cá sông Cửu Long, Số 1 (7/2013)