Thí nghiệm về ảnh hưởng của sự biến đổi nhật triều đến sinh trưởng và tái sinh của loài mắm đen Avicennia officialis L. ở vùng ven biển tứ giác long xuyên Kiên giang
Đề tài nghiên cứu do nhóm tác giả gồm Thái Bình Hạnh Phúc (Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang) và Thái Thành Lượm (Hội Bảo vệ Tài nguyên Môi trường Kiên Giang) thực hiện nhằm nghiên cứu sự tái sinh rừng ngập mặn của loài cây mắm Avicennia officialis L. trong điều kiện mực nước ngập 10 cm, 20 cm, 30 cm so với đối chứng không ngập trong điều kiện mực nước ngập 12 giờ trong ngày theo hình thức chế độ nhật triều.
Ảnh minh họa
Theo kịch bản biến đổi khí
hậu của Việt Nam
được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố đến năm 2050 thì mực nước biển sẽ dâng
bình quân là 30 cm và vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị tổn thương nghiêm
trọng nhất. Liên đới với vùng đồng bằng là rừng mắm tiên phong trên vùng đất
phù sa mới được bồi lấp. Ảnh hưởng của mực nước ngập đến sự tái sinh của loài
mắm trên đất rừng ngập mặn là một bài toán chưa được giải đáp nếu như mực nước
biển dâng theo kịch bản so với tình hình phát triển rừng hiện tại. Việc nghiên
cứu sự sinh trưởng cây tái sinh trong các điều kiện nước ngập và ngập triều
khác nhau là rất cần thiết để đánh giá khả năng tồn tại và phát triển hệ sinh
thái rừng ngập mặn trong tương lai.
Kết quả nghiên cứu cho
thấy, ở các mức ngập khác nhau 10 cm, 20 cm, 30 cm, thời gian ngập 20 giờ trong
ngày, so với đối chứng không ngập cho thấy tỷ lệ sống chưa có sự khác biệt,
nhưng sinh trưởng về chiều cao và diện tích lá có sự khác biệt rõ rệt. Kết quả
này cho thấy, trong điều kiện nước biển dâng, tuy mực nước biển ngập cao hơn so
với thí nghiệm, nhưng nếu có khoảng thời gian thủy triều rút xuống khỏi mặt đất
trong rừng thì không ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của cây rừng ngập mặn ven
biển, tuy nhiên, sức sinh trưởng của cây con bị ảnh hưởng nghiêm trọng.