Kiểu gene viêm gan B liên quan với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở người mang virut không triệu chứng và bệnh nhân ung thư gan
Đề tài do tác giả Lê Hữu Song - Bệnh viện trung ương Quân đội 108 thực hiện nhằm mục tiêu tìm hiểu sự phân bố của viêm gan B genotype (HBV) và vai trò của nó trên các bệnh nhân ung thư gan (UTG) và người mang HBV không triệu chứng (NMVR).
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 54 bệnh nhân UTG và
54 NMVR điều trị tại Khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đề tài
áp dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Mỗi bệnh nhân nghiên
cứu được đăng ký vào một phiếu theo dõi riêng có đầy đủ các chỉ tiêu về dịch
tễ, lâm sàng và xét nghiệm. HBV DNA đã được định lượng bằng Real Time PCR theo
nguyên lý Taqman. HBV genotype đã được xác định theo phương pháp PCR dựa trên
tính đa hình của một đoạn giới hạn (RFLP-PCR) và giải trình tự gene (Sequencing).
Qua thời gian nghiên cứu, kết
quả cho thấy: có 5 kiểu gene đơn B, C, D, E, F và 5 kiểu gene đồng/bội nhiễm
BC, BD, BE, CE, CE được tìm thấy trên 2 nhóm nghiên cứu; trong đó hay gặp nhất là
các kiểu gene C (64,8%), BC (12.9%) và CE (11.1%). Kiểu gene đồng/bội nhiễm gặp
nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân UTG so với nhóm NMVR (OR = 2.94 (95% [1.1-8.23], P
< 0.05; Chi 2(1) = 5.7). Nồng độ HBV DNA trên nhóm bệnh nhân UTG có kiểu
gene C cao hơn có ý nghĩa so với nhóm có kiểu gene B và kiểu gene đồng/bội
nhiễm (P<0.01); HBV DNA trên nhóm bệnh nhân UTG có kiểu gene đồng/bội nhiễm
cũng cao hơn nhóm có kiểu gene B (P<0.05).
Phân bố kiểu gene của HBV
là khác nhau trên 2 nhóm bệnh nhân UTG và NMVR. Nhiễm hơn một kiểu gene có tải
lượng virut cao hơn các kiểu gene khác và thường gặp hơn trên bệnh nhân UTG.
TC Y học thực hành (872) - Số 6/2013