Ứng dụng viễn thám và GIS trong việc xây dựng bản đồ trạng thái rừng tại khu vực vườn quốc gia Ba Bể
Vườn quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn là nơi dự trữ sinh quyển lớn của quốc gia, là khu Ramsar thứ 3 của Việt Nam, là nơi có tính đa dạng sinh học cao ở nước ta, trong đó có nhiều loài thực vật lớn có giá trị được ghi vào Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới.
Nhóm tác giả Hoàng Văn Hùng, Chu Văn
Trung (Đại học Nông lâm Thái Nguyên) và Đặng Kim Vui (Đại học Thái Nguyên) đã thực hiện nghiên cứu ứng dụng công nghệ
GIS và viễn thám trong việc xây dựng bản đồ trạng thái rừng tại khu vực Vườn Quốc
gia Ba Bể nhằm xây dựng bộ khóa giải đoán bản đồ trạng thái rừng, xây dựng bản
đồ trạng thái rừng và thống kê diện tích các loại hình sử dụng đất rừng tại khu
vực nghiên cứu là hết sức cần thiết.
Trong thời gian qua, việc suy giảm diện
tích rừng đã làm cho nhiều loài động thực vật đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Việc ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám trong việc xây dựng bản đồ trạng thái
rừng tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể đã cho kết quả có độ tin cậy rất cao: Tổng
diện tích của vùng nghiên cứu là 39.085,85ha, trong đó phân chia diện tích cho
các lớp như sau: đất nông nghiệp, nương rẫy là 4.311,14 ha, chiếm 11,03%; đất
thổ cư là 592,42 ha, chiếm 1,51%; sông, hồ là 776,81 ha, chiếm 1,79%; đất trống
là 28,85 ha, chiếm 0,07%; đất giao thông là 179,38 ha, chiếm 0,46%; rừng rất
giàu là 3.619,89 ha, chiếm 9,26%; rừng giàu là 11971,78 ha, chiếm 30,63%; rừng
trung bình là 8.582,01 ha, chiếm 21,96%; rừng nghèo là 2.736,81 ha, chiếm 7%; rừng
chưa có trư lượng là 738,12 ha, chiếm 1,89%; đất có rừng trồng chưa thành rừng
là 7,71 ha, chiếm 0,02%; đất trống có cây gỗ tái sinh là 1.684,48 ha, chiếm
4,31%. Lớp núi đá không rừng cây là 46,57 ha, chiếm 0,12%; rừng tái sinh, phục
hồi là 3.139,48 ha, chiếm 8,03%; thảm cỏ, cây bụi là 602,61 ha, chiếm 1,54%. Kết
quả nghiên cứu cho thấy công tác xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ việc quản lý rừng
vô cùng có ý nghĩa.
Tạp chí NN&PTNT-kỳ 1-tháng 12/2012