Biểu hiện trầm cảm và một số yếu tố liên quan tại 6 xã/phường thuộc Hà Nội – Thừa Thiên Huế - Cần Thơ năm 2012
Các rối loạn sức khỏe tâm thần là một trong những nguyên nhân hàng đầu tạo ra gánh năng bệnh tật và kinh tế. Trong đó, bệnh trầm cảm là nguyên nhâ đứng hàng thứ 4 gánh nặng bệnh tật (vào năm 1990) và đứng hàng thứ 2 sau nhồi máu cơ tim (vào năm 2020), với tỷ lệ mắc chung khoảng 3-5% dân số.
Từ nguyên nhân và các
thông số thống kê trên, nhóm tác giả gồm Kim Bảo Giang – Đại học Y Hà Nội và
Nguyễn Nguyên Ngọc – Đại học Y tế Cộng đồng cùng thực hiện nghiên cứu, nhằm mục
tiêu mô tả biểu hiện trầm cảm ở người từ 18-60 tuổi tại 6 xã/phường thuộc Hà
Nội-Thừa Thiên Huế-Cần Thơ năm 2012, và mô tả mối liên quan giữa biểu hiện trầm
cảm với một số yếu tố.
Bằng phương pháp nghiên
cứu mô tả cắt ngang, thực hiện với 1.200 đối tượng là người dân từ 18-60 tuổi
có thể nghe, hiểu và trả lời các câu hỏi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh
trầm cảm gặp nhiều ở nhóm: Tổi từ 25-44 tuổi và từ 45-60 tuổi; Nhóm nông dân,
nội trợ/hưu trí, buôn bán; Nhóm có công việc nặng nhọc, độc hại, làm việc trên
10 giờ/ngày; Nhóm có tiền sử gia đình về các bệnh ly tâm thần và nhóm mắc bệnh
mạn tính.
Tạp chí Y học Thực hành, số 9/2013