Ảnh hưởng của độ mặn lên sự tang trưởng và hàm lượng Cortisol của cá tra nuôi
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Loan Thảo, Nguyễn Thị Kim Hà, Nguyễn Thanh Phương – Khoa Thủy sản, và Võ Minh Khỏe, Nguyễn Hồng Ngân, Nguyễn Trọng Hồng Phúc – Khoa Sư phạm, trường Đại học Cần Thơ thực hiện.
Nghiên cứu
nhằm đánh giá những ảnh hưởng đến quá trình sinh lý và sự tăng trưởng của cá
tra (Pangasianodon hypophthalmus) khi
có sự tăng lên của độ mặn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Cá tra giống được
nuôi thuần dưỡng 2 tuần, sau đó bố trí ngẫu nhiên ở 6 nghiệm thức: đối chứng và
các nghiệm thức với độ mặn khác nhau: 2,6,10,14,18 ‰ với 5 lần lặp lại. Các thí nghiệm được thưc
hiện tại Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ. Nhóm nghiên cứu theo dõi các yếu
tố môi trường, tỷ lệ sống, tăng trưởng và nồng độ cortisol, sự thay đổi áp suất
thẩm thấu và nồng độ các ion dương.
Kết quả nghiên cứu
cho thấy, các yếu tố môi trường nuôi đều phù hợp với điều kiện bình thường của
cá. Tỷ lệ sống ở nghiệm thức 2, 6 và 10‰ cao hơn so với 2 nghiệm thức đối chứng và nghiệm
thức độ mặn 18‰. Cá ở nghiệm thức 6‰ có tốc độ tăng trưởng cao, hệ số tiêu tốn
thức ăn thấp và có tỉ lệ sống cao. Trong khi đó, ở nghiệm thức đối chứng, cá sẽ
dễ bị mắc nhiều bệnh phổ biến, và khi độ mặn trên 18‰, cá có tỷ lệ sống thấp
hơn 50%. Nồng độ cortisol trong máu cá cao khi sống trong môi trường có độ mặn
cao. Ở các nghiệm thức có độ mặn cao, cá phải tiêu tốn nhiều năng lượng để điều
hòa áp suất thẩm thấu thay vì tăng trưởng.
Tạp chí Khoa học ĐHCT - Số 25/2013