Phân vùng khả năng thích nghi đất đai theo kịch bản biến đổi khí hậu năm 2020 và 2050 tại 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre, đồng bằng sông Cửu Long
Quy hoạch sử dụng đất giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp của địa phương. Các vùng ven biển thuộc huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre đang và sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Do đó, đánh giá thích nghi đất đai theo kịch bản biến đổi khí hậu được thực hiện để lựa chọn các kiểu sử dụng đất đai (LUT) phù hợp với hiện tượng biến đổi khí hậu trong vùng.
Ảnh minh họa. Biển Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre)
Đề tài nghiên cứu do nhóm
tác giả Lê Văn Khoa (Phòng Quản lý Khoa học) và Nguyễn Thị Hà Mi (Khoa Môi
trường và Tài nguyên Thiên nhiê), trường Đại học Cần Thơ đồng thực hiện.
Dựa vào kịch bản nước biển
dâng và xâm nhập mặn ở năm 2020 và 2050 được xây dựng cho tỉnh Bến Tre để đánh
giá khả năng thích nghi định tính cho các kiểu canh tác hiện tại ở 3 huyện. Với
thông tin và số liệu thu thập được tổng hợp và đánh giá băng phần mềm Mapinfo 10.5,
tỷ lệ bản đồ sừ dụng là 1/50.000, kết quả nghiên cứu đã phân lập được 5 vùng
thích nghi đất đai tự nhiên cho mỗi huyện trong điều kiện hiện tại; 5 vùng
thích nghi ở huyện Bình Đại và Ba Tri, 4 vùng thích nghi ở huyện Thạnh Phú theo
kịch bản năm 2020 và 2050 với 11 kiểu sử dụng đất đai gồm: 3 vụ lúa (LUT1), 2
vụ lúa (LUT2), 2 vụ lúa – 1 vụ màu (LUT3), chuyên trồng màu (LUT4), trồng cây
ăn trái (LUT5), chuyên trồng dừa (LUT6), trồng dừa và ca cao (LUT7), chuyên
trồng mía (LUT8), 01 vụ tôm – 01 vụ lúa (LUT9), nuôi trồng thủy sản ngọt
(LUT10) và chuyên nuôi tôm (LUT11). Kết quả phân vùng với khả năng thích nghi
khác nhau của các kiểu sử dụng đất đai của 3 huyện là cơ sở để các nhà quy
hoạch, nhà quản lý chọn lựa kiểu sử dụng đất đai phù hợp với điều kiện phát
triển của địa phương, góp phần sản xuất nông nghiệp bền vững trong vùng ven
biển ở đồng bằng sông Cửu Long.