SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Khảo sát tính chất hóa học của bùn đáy ao nuôi tôm sú tại huyện Duyên Hải và Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh

[30/11/2013 06:50]

Nuôi tôm thâm canh góp phần tác động đến môi trường không nhỏ trong hầu hết các hệ thống sản xuất tôm. Đề tại “Khảo sát tính chất hóa học của bùn đáy ao nuôi tôm sú tại huyện Duyên Hải và Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh” do nhóm tác giả Lê Tấn Lợi và Ngô Ngọc Hưng (Đại học Cần Thơ) đồng thực hiện nhằm xác định hàm lượng dưỡng chất có bùn đáy ao nuôi tôm sú và đánh giá tính khả thi của việc sử dụng bùn đáy ao để chế tạo phân bón hữu cơ.

    Ảnh minh họa

Hiện nay, 90% trang trại nuôi tôm ở Việt Nam tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều nghiên cứu đã lưu ý các trại nuôi tôm ở Việt Nam có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng vì dư lượng thức ăn sẽ đưa đến hàm lượng BOD, nito (N) và phốt pho (P) cao trong nước lại được xả trực tiếp xuống kênh rạch và các con sông gây ra sự thiếu oxy và phú dưỡng hóa.

Nhóm tác giả tiến hành khảo sát và thu mẫu ở 3 mô hình nuôi tôm sú: nuôi tôm công nghiệp (Cầu Ngang); nuôi tôm quảng canh (Duyên Hải); và nuôi tôm quảng canh cải tiến (Duyên Hải). Mỗi mô hình nuôi tôm lấy 5 mẫu tại 5 ao nuôi tôm khác nhau, mẫu được thu vào đầu vụ (tháng 2/2010), giữa vụ (tháng 5/2010) và cuối vụ (tháng 7/2010) nuôi tôm của các hộ dân.

Kết quả phân tích mẫu cho thấy rằng, bùn đáy ao ở các mô hình nuôi tôm sú ở Duyên Hải và Cầu Ngang có hàm lượng dưỡng chất như sau: Các bon hữu cơ (1,29 – 2,62% C), lân tổng số (0,07 – 0,11% P2O5), đạm tổng số (0,04 – 0,12% N), kali hữu hiệu (0,44 – 0,74% K2O). Trong đó, bùn ao của nuôi tôm công nghiệp có hàm lượng C và N thấp nhất so với bùn ao của các mô hình khác. Dựa vào tiêu chuẩn sản xuất phân hữu cơ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hàm lượng dưỡng chất của bùn đáy ao nuôi tôm sú được đánh giá là rất thấp để có thể sản xuất phân hữu cơ. Vì vậy, tính khả thi của việc sử dụng vật liệu này là không có. Ngoài ra, việc loại trừ lượng muối chứa trong vật liệu này cũng là vấn đề khó thực hiện trong quá trình chế tạo phân hữu cơ.

Tạp chí NN&PTNT, 8/2013
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ