Nghiên cứu đáp ứng miễn dịch của cá điêu hồng chủng vaccine Aquavac Strep sa
Song song với sự phát triển của ngành nuôi cá điêu hồng thì vấn đề về dịch bênh trên cá đang rất được quan tâm. Việc sử dụng thuốc kháng sinh để trị bệnh có thể gây kháng thuốc nếu dùng thuốc không đúng nguyên tắc hoặc dư lượng thuốc trong sản phẩm. Vì thế, sử dụng vaccine phòng bệnh được xem là giải pháp tối ưu nhằm hướng đến nền thủy sản bền vững.
Ảnh minh họa.
Nhóm nghiên cứu
gồm Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thị Kiều, Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần
Thơ đã thử nghiệm về đáp ứng miễn dịch của
cá điêu hồng chủng vaccine Aquavac Strep sa. Nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin
về khả năng ứng dụng vaccine này để phòng bệnh cho cá điêu hồng.
Thí nghiệm được thực
hiện tại Bộ môn Sinh học và Bệnh học Thủy sản, khoa Thủy sản, trường Đại học Cần
Thơ. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với
4 nghiệm thức: tiêm đối chứng (nước muối sinh lý 0.9% NaCl) và tiêm vaccine với
nồng độ lần lượt là 0,05, 0,1 và 0,2 ml/cá. Mẫu cá được thu 4 đợt, mỗi đợt cách
nhau 7 ngày kể từ ngày thứ 7 sau khi tiêm vaccine.
Kết
quả ghi nhận được như sau:
Số lượng tế bào
hồng cầu ở các nghiệm thức tiêm vaccine 0,05 ml/cá và 0,1ml/cá và 0,2ml/cá đều
giảm dần sau 4 tuần so với nghiệm thức đối chứng.
Mật độ bạch cầu,
tế bào lympho, bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân và tiểu cầu ở các nghiệm
thức tiêm vaccine cao hơn đối chứng.
Hiệu giá kháng
thể trung bình ở các nghiệm thức tiêm vaccine đều cao hơn đối chứng và đạt giá trị cao nhất trong
đợt thu mẫu thứ 3.