Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài: Cần sử dụng hiệu quả hơn Nghị định thư Madrid
Nhằm hỗ trợ các DN, chủ sở hữu nhãn hiệu và đại diện sở hữu nhãn hiệu của Việt Nam sử dụng hiệu quả hơn Nghị định thư Madrid (đăng ký quốc tế nhãn hiệu) để có cách thức phù hợp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài, mới đây Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) phối hợp với. Chương trình hoạt động hợp tác kinh tế của Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Úc - New Zealand tổ chức hội thảo “Nghị định thư Madrid dành cho chủ sở hữu nhãn hiệu và đại diện sở hữu công nghiệp”.
DN Việt Nam cần quan
tâm hơn đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài
Việc đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu ra nước ngoài là cần thiết
Thực tế cho thấy các DN
Việt Nam ngày càng chú trọng
đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được thể hiện qua số đơn đăng ký của người Việt Nam nộp cho Cục
Sở hữu trí tuệ (SHTT) tăng cao qua mỗi năm. Tuy nhiên, DN Việt Nam vẫn chưa
chú ý đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài, đặc biệt là thị trường
xuất khẩu tiềm năng.
Theo báo cáo của Cục SHTT,
từ năm 2012 đến thời điểm tháng 10/2013, Cục SHTT đã nhận gần 29.600 đơn đăng
ký nhãn hiệu quốc gia, xử lý trên 29.000 đơn, trong đó từ chối bảo hộ trên
7.500 đơn, chấp nhận bảo hộ trên 20.000 đơn; nhận trên 5.000 đơn đăng ký nhãn
hiệu quốc tế có chỉ định Việt Nam theo hệ thống Madrid, xử lý trên 4.900 đơn,
trong đó từ chối bảo hộ trên 1.300 đơn, chấp nhận bảo hộ trên 3.500 đơn. Cũng
trong năm 2013 đến thời điểm này, Cục SHTT mới chỉ nhận được 113 đơn đăng ký
quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam các loại, trong đó có 83 đơn nộp mới và
30 đơn sửa đổi, gia hạn, hạn chế danh mục sản phẩm, dịch vụ.
Theo ông Trần Hữu Nam -
Phó Cục trưởng Cục SHTT, việc đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài là rất
cần thiết sẽ giúp các DN xâm nhập, tạo lập, giữ vững và phát triển thị trường
xuất khẩu, chống lại mọi hành vi vi phạm, cạnh tranh không lành mạnh hoặc chiếm
đoạt của đối thủ cạnh tranh, những kẻ trục lợi. Cũng theo ông Nam, việc chiếm đoạt nhãn hiệu là việc thường
xuyên xảy ra tại Việt Nam
và nhiều nước trên thế giới. Nếu nhãn hiệu không đăng ký kịp thời ở nước ngoài,
để bị người khác chiếm đoạt thì DN có thể gặp phải những hậu quả khó
lường. Theo đó, nếu hàng chưa xuất vào thị trường đó thì việc xuất hàng sẽ
không thực hiện được. DN sẽ phải thay đổi nhãn hiệu và phải đầu tư chi phí tiếp
thị mới. Mặt khác, nếu hàng hóa đang xuất tại thị trường đó, người chiếm đoạt
nhãn hiệu có thể yêu cầu pháp luật nước sở tại can thiệp và hàng hóa nhập khẩu
có thể bị bắt giữ, chủ hàng hóa bị xử phạt và mất thị phần. Đặc biệt, nhãn hàng
hóa bị chiếm đoạt ở những nước xung quanh Việt Nam,
có thể nguy cơ những người chiếm đoạt nhãn hiệu sẽ lợi dụng để sản xuất hàng
giả đưa vào Việt Nam.
Khai thác, sử dụng hiệu
quả hơn Nghị định thư Madrid
Trong xu thế các hoạt động
hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng và quan hệ đầu tư, thương
mại giữa Việt Nam và các nước ngày càng phát triển thì nhu cầu đăng ký quyền sở
hữu công nghiệp của các cá nhân, tổ chức, DN Việt Nam ra nước ngoài cũng như
của nước ngoài vào Việt Nam ngày càng lớn. Hiện nay có hai con đường để đăng ký
nhãn hiệu ra nước ngoài, đó là đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia và đăng ký
thông qua Hệ thống Madrid về đăng ký quốc tế
nhãn hiệu (bao gồm Thỏa ước Madrid và Nghị
định thư Madrid).
Việt Nam đã gia nhập Thỏa
ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu từ ngày
8/3/1949, gia nhập Nghị định thư Madrid
từ 11/7/2006. Hiện nay đã có 78 quốc gia tham gia Hệ thống Madrid, trong đó 46
nước là thành viên của cả Thỏa ước và Nghị định thư, 10 nước là thành viên chỉ
của Thỏa ước, 22 nước là thành viên chỉ của Nghị định thư. Bên cạnh việc tạo
điều kiện thuận lợi cho người nộp đơn Việt Nam trong việc đăng ký nhãn hiệu của
mình ra nhiều nước với thủ tục đơn giản và chi phí hợp lý, các điều ước quốc tế
này sẽ hỗ trợ người nước ngoài khi nộp đơn vào Việt Nam được nhanh chóng và
thuận tiện.
Ông Neil Wilson -
Trưởng phòng hỗ trợ đăng ký, Bộ phận kiểu dáng và nhãn hiệu của Tổ chức SHTT
Thế giới (WIPO) chia sẻ, hệ thống Madrid là một hệ thống đăng ký nhãn hiệu
toàn cầu và chủ sở hữu nhãn hiệu có thể đăng ký bảo hộ ở nhiều nước
thông qua một đơn đăng ký quốc tế duy nhất nộp tại WIPO. Hệ thống tạo ra một
thủ tục nhận đơn và đăng ký tập trung có hiệu lực đối với một hoặc nhiều lãnh
thổ thành viên và một thủ tục tập trung về duy trì, quản lý và đăng ký quốc tế
có hiệu lực trên các lãnh thổ liên quan.
Cũng theo ông Neil Wilson,
số lượng đơn quốc tế giai đoạn qua đã liên tục tăng. Các bên tham gia được chỉ
định nhiều là Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Nga, Mỹ, Thụy Sĩ và Nhật Bản… Việt
Nam
hiện là nước xuất xứ của 533 đăng ký quốc tế, trong đó 455 đăng ký đang có hiệu
lực. Trong năm 2012 và 2013, các nước có nhiều đơn đăng ký vào Việt Nam là Mỹ,
Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đức. Các nước có nhiều đơn đăng ký từ Việt
Nam lại là Trung Quốc, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Nga./.