Ảnh hưởng của bón khuyết dưỡng chất và bón bã mía lên hút thu vi lượng của cây mía đường ở ĐBSCL
Việc bón phân cân đối cho mía giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho gia tăng năng suất cây trồng và hạn chế tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng trong đất. Các nguyên tố đa lượng N, P, K, Ca, Mg ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng trong khi với số lượng nhỏ những nguyên tố vi lượng như Cu, Fe, Zn, Mn cũng gây ra sự khác biệt về sinh trưởng và năng suất cây trồng.
Hàm lượng vi lượng được quan tâm vì số lượng lớn vi lượng sẽ bị
lấy đi khỏi đất từ sản phẩm thu hoạch mà không chú ý bổ sung trở lại. Do đó,
xác định hàm lượng các nguyên tố vi lượng trên mía bởi ảnh hưởng của kỹ thuật
lô khuyết dưỡng chất N, P, K và bón bã bùn mía là cần thiết. Thí nghiệm được
thực hiện trên giống K88-92 tại Long Mỹ và Cù Lao Dung.
Qua nghiên cứu cho thấy, bón bã mía chỉ góp
phần gia tăng hàm lượng Fe, Zn, Mn trong lá mía trong khi Cu thì được gia tăng
cả trong thân và lá mía. Đến thời điểm 210 ngày sau khi xuống giống, hàm lượng
Cu, Zn, Mn trong lá đạt ở mức tối hảo cho sự phát triển của mía; trong khi hàm lượng
Fe trong mía Cù Lao Dung ở mức đủ và ở
Long Mỹ lại ở mức thừa.
Thông tin Khoa học trường ĐH Cửu Long, Số 4 (tháng 11/2013)