Khả năng chịu mặn, sinh trưởng và năng suất của một số giống lúa đang trồng phổ biến ở vùng nhiễm mặn tại ĐBSCL
Tại Việt Nam, do biến đổi khí hậu và nước biển dâng, vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ là một trong 3 đồng bằng chịu thiệt hại nặng nền nhất. Bên cạnh đó, việc sử dụng nước ngọt đầu nguồn sông Cửu Long ngày càng cao cho các công trình thủy điện, thậm chí nắn dòng để lấy nước thâm canh nông nghiệp trên thượng nguồn, gây thiếu nước ngọt ngày càng trầm trọng tại các vùng hạ lưu. Từ đó, nước mặn ngày càng xâm nhập sâu trong đất liền gây nhiều trở ngại trong sản xuất nông nghiệp nhất là sản xuất lúa cao sản hiện nay.
Vì vậy, chiến lược chọn tạo giống lúa và canh
tác mùa vụ thích hợp được xem như là cách làm kinh tế và có hiệu quả nhất để
gia tăng sản lượng lúa ở vùng bị nhiễm mặn. Do đó, việc đánh giá khả năng chịu
mặn, sinh trưởng và năng suất cao của một số giống lúa đang trồng phổ biến ở
ĐBDCL là cần thiết để tạo tiền đề cho sự khuyến cáo bố trí thích hợp các giống
lúa cao sản cho từng vùng sản xuất.
Kết quả khảo sát khả năng sống sót của 12 giống
lúa gồm: giống lúa thơm Jasmine 85 cùng 11 giống lúa cao sản OM 5464, OM 6976,
OM 6162, OM 8923, OM 4218, OM 5451, OM 4900, OM1490, VND 95-20, IR 50404, MTL
547 được trồng phổ biến ở một số nồng độ mặn
cho thấy: giống OK 4900, OM 1490, OM 6162,
ÔM4 và IR 50404 có khả năng chống chịu với mặn ở độ dẫn điện 8-10mS/cm
trong thời gian 2 tuần. Thí nghiệm trong
chậu ghi nhận cả 5 giống này đều đạt năng suất tốt nhất ở độ mặn o/oo, kế đến
là 4o/oo và thấp nhất là độ mặn 8o/oo. Ở độ mặn 4o/oo, giống 5464 (73,9g/chậu)
và OM 6162 (51,5g/chậu), có năng suất vượt
trội hơn các giống còn lại. Ở nồng độ muối cao hơn, các giống lúa cho năng suất
rất thấp.
Thông tin Khoa học trường ĐH Cửu Long, Số 4 (tháng 11/2013)