SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Đặc điểm lý, hóa và sinh học của bùn cống thu gom

[17/12/2013 23:34]

Đề tài do nhóm tác giả Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, trường Đại học Cần Thơ thực hiện nhằm khảo sát diễn biến khối lượng bùn và hàm lượng dinh dưỡng trong bùn theo không gian và thời gian.

Ảnh minh họa. Nguồn: http://xalo.vn

Bùn cống là loại chất thải phát sinh tại thành phố, khu đô thị đông dân cư. Bùn cống không chỉ làm mất vẻ mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến thoát nước mà còn chứa nhiều tác nhân gây hại và vi sinh vật gây bệnh. Nếu biết cách sử dụng hợp lý thì bùn cống thu gom được xem là nguồn tài nguyên đem lại hiệu quả kinh tế cao bởi nhiều khả năng hữu dụng như hỗ trợ cải tạo đất cho sản xuất nông nghiệp, ủ phân compost, làm nguồn nguyên vật liệu trong xây dựng. Việc quản lý bùn cống thải tại thành phố Cần Thơ đang gặp nhiều khó khăn, hiện tại, giải pháp trước mắt là bùn được thu gom và đỗ tại bãi chứa cho đến khi bãi đầy sẽ chuyển sang bãi khác và chưa được xử lý. Do vậy, nguy cơ ô nhiễm môi trường, khả năng lây nhiễm bệnh từ các tác nhân có hại và lãng phí lợi ích từ bùn cống thải là khó tránh khỏi.

Đề tài nghiên cứu nhằm tạo cơ sở khoa học để đưa ra biện pháp tái sử dụng bùn phù hợp.

Trong khoảng thời gian thực hiện, từ tháng 7/2011 đến tháng 8/2012, lượng bùn cống thu gom có khoảng dao động 565,5 – 1830,9 m3 không khác biệt giữa mùa mưa và mùa nắng. Lượng bùn cống thải thu gom tăng theo thời gian thời gian khoảng trên 12.000 m3/năm từ năm 2010 đến năm 2012.

Thành phần cơ giới của bùn cống có tỷ lệ sét thấp, cát chiếm ưu thế và được xếp vào nhóm sa cấu thịt. Chất hữu cơ, tổng đạm và tổng lân trong bùn không khác biệt, tuy nhiên đạm dễ tiêu và lân dễ tiêu khác biệt giữa mùa mưa và mùa nắng. Hàm lượng đạm tổng, lân tổng, lân dễ tiêu và đạm amoni ở mức giàu. Mật số vi sinh vật gây hại thấp và hàm lượng Pb, Cd, Cr, Hg và As nằm dưới ngưỡng gây hại cho đất nông nghiệp (QCVN 03:2008) nên có thể sử dụng làm nguồn nguyên liệu ủ phân hữu cơ.

Tạp chí NN&PTNT, 21/2013
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ