Nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ từ bã thải hạt Jatropha sau khi ép dầu
Sự bền vững của chuỗi sản xuất cây Jatropha-biodiezel được xác định bởi giá trị của bản thân sản phẩm biodiesel và các sản phẩm phụ từ bã hạt sau khi ép dầu. Với năng suất và chi phí sản xuất hạt Jatropha hiện tại ở nước ta thì người đầu tư trồng không có lời mà lợi nhuận chính sẽ là ở sản phẩm biodiesel và bã hạt chế biến.
Bã hạt Jatropha sau khi ép dầu có đầy đủ các thành phần để trở thành sản phẩm
phân bón hữu cơ và và là nguồn phân bón hữu cơ tốt cho cây trồng. Công nghệ sản
xuất không phức tạp, không đòi hỏi đầu tư lớn và dài hạn cho nghiên cứu vì công
nghệ sản xuất các loại phân bón hữu cơ đã được áp dụng rộng rãi trong thực tế.
Vấn đề là xác định một số thông số kỹ thuật phù hợp cho sản xuất do nguồn
nguyên liệu hữu cơ ban đầu thay đổi (bã hạt Jatropha).
CN Lê Thị Xuân Mai cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu thực hiện đề tài “Nghiên
cứu sản xuất phân bón hữu cơ từ bã thải hạt Jatropha sau khi ép dầu” để phục vụ
cho sản xuất nông nghiệp.
Đề tài đã thu được những kết
luận sau:
- Bã hạt Jatropha sau khi ép dầu có hàm lượng chất hữu cơ rất cao.
- Có thể sử dụng bã thải hạt Jatropha sau khi ép dầu sản xuất phân bón hữu
cơ.
- Chủng nấm mốc ký hiệu là A12 (Trichoderma
harzianum) phù hợp cho sản xuất phân bón hữu cơ từ bã hạt Jatropha.
- Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ từ bã hạt Jatropha đã được xác định.
- Đã sản xuất thử nghiệm 1 tấn phân bón hữu cơ từ bã hạt Jatropha.
- Phân bón hữu cơ Jatropha có hiệu quả cao đối với cây cải xanh và cải ngọt.
Có thể tìm đọc toàn bộ Báo cáo KQNC
Đề tài tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia.