Nghiên cứu ảnh hưởng của độ măn khác nhau lên sự điều hòa áp suất thẩm thấu và tăng trưởng của cá rô đồng (anabas testudineus)
Nghiên cứu do nhóm tác giả: Đỗ Thị Thanh Hương, Trần Viết Toàn và Nguyễn Thị Kim Hà (Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ), nhằm tìm ra giá trị độ mặn thích hợp cho sinh trưởng của cá rô đồng làm cơ sở phục vụ cho nghề nuôi đối tượng này.
Thí nghiệm thực
hiện trên cá rô đồng cỡ từ 5- 7g
được xác định ngưỡng độ mặn bằng cách tăng 1‰ sau ½ giờ; tìm hiểu khả năng điều
hòa áp suất thẩm thấu và ion của cá trong nước ngọt và các độ mặn 3, 6, 9, 12,
15, 18, 21, 24, 27, 30, 33, 36, 39‰; tiếp tục bố trí cá ở
các độ mặn 0, 3, 9, 12, 15‰ để xác định sự tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá sau
90 ngày nuôi.
Kết quả cho thấy, ngưỡng
độ mặn của cá rô đồng là 30‰. Áp suất thẫm thấu và nồng độ các
ion Na+, K+ của cá ít thay đổi ở các nghiệm thức dưới 15‰
và tăng nhanh ở các nghiệm thức 18, 21, 24, 27, 30, 33, 36, 39‰. Điểm cân bằng
giữa áp
suất thẫm thấu và môi trường (điểm đẳng áp) là 12‰. Cá rô đồng tăng trưởng tốt
ở các nghiệm thức 0 và 3‰.
Tạp chí Khoa học ĐHCT, số 26b-2013