Ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita)
Nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita), việc nghiên cứu ương ốc con mới nở là vấn đề cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường, giảm áp lực khai thác, bảo vệ và khôi phục nguồn lợi ốc tự nhiên, đa dạng hóa đối tượng nuôi trong nghề nuôi trồng thủy sản.
Ảnh minh họa
Nhóm nghiên cứu đã tiến
hành thực hiện với mỗi nghiệm thức có 3 lần lập lại và các loại thức ăn sử dụng
bao gồm: cám mịn, bột khoai mì, thức ăn công nghiệp. Ốc được ương trong bể
compozit với mật độ 100 con/bể (khói lượng và chieuf cao ban đầu là 0,03 g và
4,5 mm). Sau 35 ngày ương, tỷ lệ sống khi cho ăn cám mịn (94,44±3,01%)
cao hơn so với bột khoai mì (93,33±2,9%) và thức ăn công nghiệp (93,78±3,91%),
tuy nhiên khác biệt không có y nghĩa (P>0,05). Tỷ lệ tăng sinh khối cao nhất
khi cho ăn thức ăn công nghiệp (2027±263%) và rất khác biệt (P<0,05) so với
thức ăn cám mịn (727±59%) và bột khoai mì (992±293%). Khối lượng và chiều cao
trung bình của ốc cho ăn bằng thức ăn công nghiệp (0,71±0,09 g và 14,79±0,56
mm) cũng khác biệt có y nghĩa (P<0,05) so với cho ăn bằng cám mịn (0,26±0,02
g và 10,55±0,26 mm) hoặc bột khoai mì (0,36±0,05 g và 11,65±0,66 mm). Ương ốc
bươu đồng bằng thức ăn công nghiệp có hiệu quả sử dụng thức ăn cao nhất (722±20%)
và khác biệt (P<0,05) so với cho ăn bằng bột khoai mì (529±55%) hoặc cám mịn
(472-19%). Kết quả thí nghiệm cho thấy ương ốc bươu đồng bằng thức ăn công
nghiệp đã làm tăng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn so với sử dụng cám
hoặc bột khoai mì.
Kết quả nghiên cứu do nhóm
tác giả Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ thực hiện, đăng trên Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 2/2013.