Tận dụng phế phẩm khóm cho quá trình trích ly enzyme Bromelain
Nghiên cứu do nhóm tác giả Nguyễn Văn Thành (Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ), Nguyễn Minh Thùy (Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ) và Dương Thị Diễm Trang (Học viên Cao học Công nghệ thực phẩm K17, Trường Đại học Cần Thơ) thực hiện.
Mục
tiêu nhằm xây dựng quy trình trích ly và bảo quản bột enzyme bromelain thô cho
quá trình sử dụng. Hoạt động này phần nào mang lại lợi ích và giá trị ứng dụng
thực tế trong thực phẩm, mỹ phẩm, nghiên cứu và lợi nhuận cao cho sản xuất của
địa phương.
Nghiên
cứu khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố
như: (i) ảnh hưởng của tác nhân tủa (acetone, ethanol, ammonium sulfate); (ii)
ammonium sulfate (60, 70, 80%) và nhiệt độ kết tủa (27°C và 4°C) và (iii)
phương pháp sấy (đông khô, chân không và bằng H2SO4) đến
sản phẩm enzyme bromelain trích ly từ chồi ngọn khóm.
Kết
quả nghiên cứu cho thấy, hoạt tính enzyme bromelain của chồi ngọn khóm thu hồi
khi tủa bằng acetone cho kết quả (82,86%) cao hơn hoạt tính enzyme thu hồi khi
kết tủa bằng ethanol (79,19%) và ammonium sulfate (66,19%). Nồng độ ammonium
sulfate 80% (w/v) bão hòa và nhiệt độ kết tủa 27°C thích hợp cho kết tủa
bromelain. Sấy chân không (35°C trong 9 giờ) cho hiệu quả thu nhận bột
bromelain thành phẩm cao, sản phẩm có màu trắng, độ ẩm thấp hơn 8%, hiệu suất
thu hồi hoạt tính enzyme 74,74%.
Tạp chí Khoa học ĐHCT, Số 26b-2013