SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Rong biển có thể là vũ khí chống sự ấm dần của trái đất

[25/12/2013 10:45]

Tại Hội nghị Bali (Nam dương) về khí hậu trái đất, một nhóm khoa học gia cho biết rong và rêu biển có thể là một vũ khí hữu hiệu chống lại sự ấm dần của trái đất với khả năng hút khí carbon dioxide có trong khí quyển với một tốc độ tương đương với những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn. Để nghiên cứu và vận dụng cơ hội này, Bộ TN&MT Việt Nam đã phê duyệt đề tài nghiên cứu khoa học Phát triển công nghệ nuôi trồng rong biển để sử dụng tổng hợp sinh khối và hấp thụ CO2 nhằm làm giảm hiệu ứng nhà kính (BĐKH 53).

Ông Chung Ik-kyo, môt chuyên gia Nam Hàn nói “Vai trò của đại dương đã bị sao lãng vì chúng ta không nhin thấy các thảo môc nơi biển cả. Thật ra dưới đáy biển có rất nhiều rong và rêu biển có khả năng hút khí carbon dioxide”.

Chương trình nghiên cứu rong biển với sự tham gia của 12 quốc gia là một phần của nỗ lực trắc lượng và tìm kiếm các phương cách gia tăng số carbon được cây cối hút ra từ khí quyển.Việc trồng lại rừng (reforestration) là đề tài nghiên cứu hàng đầu. Các chuyên gia về rong biển khuyến cáo thế giới cũng nên chú trong vào biển vì mỗi năm có cả tới gần 8 triệu tấn rong rêu được khai thác. Đây là giải pháp chống lại sự ấm dần của trái đất rất thích hợp cho vùng Á châu tuy rằng việc thực hiện cũng có những khó khăn.

Trung Quốc là quốc gia sản xuất rong biển nhiều nhất thế giới, kế đến là Nam hàn và Nhật. Tại các nước trong vùng Á châu-Thái bình dương, rong biển đươc dùng nhiều để nấu súp, làm sushi, trộn sà-lách và chiếm 80 phần trăm tổng sản lương toàn cầu.

Theo một số chuyên gia, tốc độ quang tổng hợp (photosynthesis) của rong rêu biển là yếu tố chính đem lại hiệu quả cho việc hấp thu carbon [quang tổng hợp là tiến trình biến carbon dioxide và ánh sáng mặt trời ra thành năng lượng và oxygen]. 

Có những loại rong biển có thể mọc trải dài ba tới sáu mét (yard) chỉ trong 3 tháng, và cũng có những loại rong biển khác có thể hấp thu carbon dioxide nhiều gấp 5 lần các cây cối mọc trên đất liền.

Nam Hàn và Nhật là hai quốc dẫn đầu về nghiên cứu rong biển. Chính phủ Seoul đã giải tỏa một ngân khoản 1.5 triệu mỹ kim cho dự án nghiên cứu khả năng sử dụng rong biển vào việc bảo vệ môi sinh. Chính phủ Nhật đang nghiên cứu hợp tác của một số công ty trong việc thiết lâp một khu vực rộng lớn trồng rong biển tại bờ biển phía Tây.

Ngoài công dụng tồn trữ carbon, rong biển còn có thể dùng để sản xuất nhiên liệu sinh hoá "sạch".

Tuy vậy quan niệm sử dụng rong biển cũng có khó khăn. Chẳng hạn như một số chuyên gia cho là cây cối là kho tồn trữ carbon hữu hiêu vì có thể tồn tại cả nhiều năm trong khi rong biển đươc trồng và gặt hái với những chu trình chỉ lâu chừng vài tháng, điều này có nghĩa là việc tồn trữ sẽ rất khó đo lường hoặc kiểm soát.

Ông Nyoman Suryadipura thuộc Westlands International nói “Mọi sự còn tùy thuộc vào vấn đề các vật liệu đươc giữ trong bao lâu. Bởi vì nếu các vật liệu này phân hủy trong vòng một tháng thì carbon dioxide lại trở lại về với khí quyển”.

Theo đó, dự án nghiên cứu ứng dụng rong biển vào việc giảm phát thải khí nhà kính yêu cầu phải xây dựng được mô hình nuôi trồng rong chịu nhiệt năng suất chất lượng cao thích ứng biến đổi khí hậu và dễ dàng mở rộng được diện tích nuôi trồng ở quy mô công nghiệp. Tuyển chọn và khảo nghiệm được 7-10 loài thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng được các quy trình công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học và vật liệu mới thân thiện môi trường. Triển khai các công nghệ sinh học biển vào sản xuất cho thị trường nhằm nâng cao giá trị gia tăng nguồn lợi rong biển Việt Nam.Tuyển chọn và khảo nghiệm được 7-10 loài thích ứng với biến đổi khí hậu.  Xây dựng mô hình nuôi trồng rong chịu nhiệt năng suất chất lượng cao thích ứng biến đổi khí hậu và dễ dàng mở rộng được diện tích nuôi trồng ở quy mô công nghiệp. Ngoài ra còn xây dựng các quy trình công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học và vật liệu mới thân thiện môi trường.

monre.gov.vn (nthieu)
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ