Khảo sát nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
Ngày 26 tháng 12 năm 2013, Hội đồng khoa học Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ đã tiến hành nghiệm thu đề tài: “Khảo sát nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ” do TS. BS Đặng Quang Tâm làm chủ nhiệm, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ là cơ quan chủ trì.
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ được xem như tuyến
điều trị cao nhất của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Với 800 giường điều trị,
hằng năm bệnh viện thu nhận nhiều trường hợp bệnh nhân vào điều trị nội trú, vì
những bệnh lý nghiêm trọng và phức tạp, thời gian nằm viện có thể kéo dài, với
những thủ thuật xâm nhập bắt buộc: đặc nội khí quản hoặc mở khí quản, thở máy,
đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, đặt sonde tiểu,… do đó tình trạng nhiễm khuẩn
bệnh viện hầu như không thể tranh khỏi.
Ban chủ nhiệm đề tài
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, nhớm tác giả thực
hiện đề tài với mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện ở đường hô hấp
dưới, nhiễm khuẩn đường tiết niệu và nhiễm khuẩn huyết trên các bệnh nhân điều
trị; xác định các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện và tình trạng đáp ứng với
các kháng sinh thường sử dụng; và tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ gây nhiễm
khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ.
Sau thời gian khảo sát từ tháng 3/2012
đến 11/2013,
công tác nghiên cứu nhiễm khuẩn
bệnh viện qua 350 trường hợp đủ tiêu chuẩn lựa chọn tại Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Cần Thơ, nhóm
tác giả đã thu được kết quả như sau:
1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn
bệnh viện (nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuấn
huyết)
−
Nhiễm khuẩn bệnh viện ở đường hô hấp dưới
là 54.6%
−
Nhiễm khuẩn bệnh viện ở đường tiết niệu
là 27.97%
−
Nhiễm khuẩn huyết là 11.11%.
2. Các tác nhân gây
NKBV là:
− Đối với đường hô hấp dưới, các tác nhân
phân lập được là: P.
aeruginosa (39,43), Acinetobacter.baumannii
(12,67), Klebsielỉa.spp (13,3%), Enterobacter. spp (7,7), S. epidermidis (6,3), S. aureus (7%), S. Aureus (7%), E.
coli (4,2%), S. pneumoniae (11,27%).
−
Đối với đường tiết niệu, các tác nhân
phân lập được là: Candida. spp (38,29%), E. coli (29,78%), Klebsiella. spp (14,89%), P. aeruginosa (10,64%) và S.
aureus (6,38%).
−
Đổi với nhiễm khuẩn huyết, tác nhân phân
lập được là Acinetobacter. baumannii (3.7%). Pseudomonas aeruginosa chiem
ti lệ 5,55% (3/54), Klebsiella pneumoniae chiếm tỉ lệ 1,85% (1/54).
3. Về tình trạng đáp ứng kháng sinh
của các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện phân lập được qua khảo sát:
−
Đối với E.coli, vi khuẩn chính gây nhiễm khuẩn bệnh viện ờ đường
tiết niệu, khảo sát cho thấy vi khuẩn này còn nhạy cảm với các Cephalosporin
thế hệ III (Cefotaxime, Ceftriaxone, Cefepime), Ciprofloxacin, Amikacin và
Imipenem nhưng đã kháng 60% đối với Ampicillin, Chloraphenicol, Tetracyclin và
Doxycyclin.
−
Đối với P. aeruginosa, vi khuẩn chính
gây nhiễm khuẩn bệnh viện ở đường hô hấp, khảo sát cho thấy vi khuẩn còn nhạy
cảm với Imipenem và Amikacin nhưng đã kháng với các Cephalosporin thế hệ II và
III (Cefotaxim, Ceftazidim, Ceftriaxone).
−
Đối với Acinetobacíer, vi khuẩn
phân lập được từ mẫu máu, kháng sinh đồ cho thấy vi khuẩn còn nhạy cảm với
Imipenem và đã kháng hầu hêt các Cephalosporin.
4. Một sổ yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện là:
−
Thời gian lưu sonde tiểu > 4 ngày (OR
= 76.3)
−
Thời gian thở máy > 7 ngày (OR = 8.01)
Toàn cảnh buổi nghiệm thu đề tài