Phân lập và định danh vi khuẩn phát sáng gây bệnh trên cá ngựa đen (Hippocampus kuda)
Cá ngựa (Hippocampus spp.) là động vật thủy sản có giá trị trong y học cổ truyền. Trong những thập niên gần đây, cá ngựa được nuôi phổ biến tại một số địa phương trong nước như Khánh Hòa, Ninh Thuận, Huế, Đà Nẵng, Vũng Tàu. Do sức đề kháng của loài động vật này tương đối yếu, vì vậy, nhóm tác giả thuộc Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường, trường Đại học Nha Trang tiến hành nghiên cứu nhằm tìm ra tác nhân gây bệnh trên cá ngựa đen (Hippocampus kuda).
Ảnh minh họa
Kết quả cho thấy, nghiên cứu đã phân lập
và xác định được chủng vi khuẩn phát sáng gây bệnh lở loét trên 35 mẫu cá ngựa
đen H. kuda (tại các trại nuôi trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa). Đặc điểm sinh hóa, sinh lý, hình thái và trình tự gien 16S ArRN
(16S ArDN) của vi khuẩn cho thấy chủng vi khuẩn này có nhiều đặc điểm gần gũi
với Vibrio
harveyi (TNX-X1). Nghiên cứu về độc tính của vi khuẩn cho thấy chủng này là tác
nhân gây bệnh trên cá ngựa đen với các triệu chứng: bạc màu vây,
bạc màu
thân, nhớt và lở loét trên da. Liều gây chết 50% (LD50)
đối với
cá có khối lượng trung bình 1-2 g là 5x106 CFU/cá. Ngoài ra, nghiên
cứu còn cho thấy chủng phát sáng có hiện tượng đa kháng với 4 loại kháng sinh
ampixilinio 10 µg (A10), cefadroxil 30 µg (CD30), amoxicilin 25 µg (AMC25) và cefalexin 30 µg (CL30) (trên tổng số 9 loại kháng
sinh kiểm tra).