Xây dựng, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ của các tỉnh ĐBSCL
“Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực của vùng là một trong những việc làm cấp bách hiện nay” Đó là khẳng định của Ông Dương Quốc Xuân, Phó trưởng ban – Ban chỉ đạo Tây Nam bộ trong phát biểu khai mạc Tọa đàm “ Xây dựng ,phát triển thương hiệu và bảo vệ tài sản trí tuệ của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long”, do Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh và liên hiệp Khoa học Doanh nhân tổ chức, tại Cần Thơ vào sáng 14/1.
Tham dự hội thảo có Tiến sĩ Bùi Văn
Quyền, Cục trưởng Cục công tác phía Nam – thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ và gần
200 đại biểu đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Sở, Ngành các tỉnh thành đồng
bằng sông Cửu Long, đại diện các hiệp hội, viện, trường, các doanh nghiệp và cơ
quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Theo số liệu của Cục sở hữu trí tuệ,
trong năm 2012 ĐBSCL có 1.817 đơn vị đăng ký đăng hộ sở hữu trí tuệ chỉ chiếm
7,3 % cả nước và 1.206 văn bằng được cấp, chiếm 7,7% .Điều này cho thấy tuy có
tiến bộ nhưng công tác xây dựng và phát triển thương hiệu cũng như bảo vệ tài sản
trí tuệ vẫn là điểm yếu đối với các doanh nghiệp, địa phương trong vùng…Tại
buổi tọa đàm các đại biểu đã trao đổi, phân tích những hạn chế và đưa ra các giải
pháp để góp phần thúc đẩy hoạt động xây dựng, phát triển thương hiệu và bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ đối với các đặc sản địa phương vùng đồng bằng sông Cửu
Long, tập trung vào những nội dung trọng tâm như: kinh nghiệm xây dựng, nâng
cao hiệu quả hoạt động phát triển thương hiệu, sở hữu trí tuệ đối với doanh
nghiệp và sản phẩm; các nhóm giải pháp về chính sách – pháp lý, quy hoạch đầu
tư và hỗ trợ của địa phương, các cơ quan chức năng; cũng như vai trò của Hiệp
hội, doanh nghiệp, của tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ trong xây dựng, bảo vệ
và phát triển thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm vùng.
Buổi tọa đàm chính là cơ hội tốt để
các nhà quản lý,các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp trao đổi những vấn đề về
kinh nghiệm, về chuyên môn để nâng cao hiệu quả trong việc xây dựng phát triển
thương hiệu và bảo vệ tài sản trí tuệ của các cá nhân, doanh nghiệp, sản phẩm vùng
đồng bằng sông Cửu Long, một yếu tố có ý nghĩa quan trọng, hỗ trợ cho cá
nhân,doanh nghiệp, địa phương trong chiến lược phát triển thị trường, nâng cao
năng lực cạnh tranh./.