Thừa Thiên – Huế: Chú trọng đến hoạt động sở hữu trí tuệ
Năm 2013, Cục SHTT đã cấp 35 văn bằng bảo hộ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp trên địa bàn. Đến nay, toàn tỉnh đã nộp 774 đơn đăng ký và đã được Cục SHTT cấp 587 văn bằng bảo hộ,… đó là một trong những kết quả nổi bật nhất của hoạt động sở hữu trí tuệ (SHTT) của tỉnh Thừa Thiên – Huế năm 2013 vừa qua.
Mây tre đan Thủy Lập
- Một trong những sản phẩm được chứng nhận NHTT (ảnh: internet)
Cụ thể hóa các chính sách về
SHTT
Theo đó, ông Nguyễn Hùng, Trưởng phòng
SHTT, Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, để đẩy mạnh hoạt động xác
lập, khai thác, quản lý, bảo vệ và phát triển quyền SHTT đối với các đặc sản
địa phương, hình thành các thương hiệu đặc sản của tỉnh có khả năng cạnh tranh
cao, bảo đảm chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường
trong và ngoài nước phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Sở KH&CN đã
tham mưu UBND tỉnh ban hành “Chiến lược xây dựng phát triển thương hiệu cho các
đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020”.
Ngoài ra, trong hoạt động hỗ trợ các
địa phương đăng ký nhãn hiệu tập thể cho các tổ chức sản xuất kinh doanh các
sản phẩm làng nghề và đặc sản địa phương, Sở đã tham mưu UBND tỉnh cho phép sử
dụng các địa danh trong đăng ký nhãn hiệu tập thể của các địa phương trong
tỉnh.
Ông Trần Ngọc Nam, GĐ Sở KH&CN
tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, nhận thức được vai trò của việc xây dựng và
phát triển thương hiệu, năm 2013, Sở KH&CN tiếp tục triển khai Chương trình
hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ. Bộ KH&CN đã phê duyệt danh mục tuyển
chọn các dự án thực hiện năm 2014-2015 của tỉnh Thừa Thiên Huế với 2 dự án:
“Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Huế” cho sản phẩm
bún bò của tỉnh Thừa Thiên Huế” và “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về SHTT
trên đài truyền hình địa phương” (dự án trung ương ủy quyền).
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của
các sản phẩm đặc trưng và sản phẩm làng nghề, Sở đã phối hợp với UBND các
huyện, thị xã trong việc hỗ trợ, hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu tập thể các tổ
chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm làng nghề tại các địa phương như: Bún Ô
Sa, Gạo đỏ Quảng Điền, Chả da Quảng Thành, Rau Quảng Thọ; hướng dẫn chuyển đổi
đơn nhãn hiệu Làng Chuồn từ nhãn hiệu thông thường sang nhãn hiệu tập thể do
Hiệp hội Rượu truyền thống Làng Chuồn đứng tên chủ nhãn hiệu tập thể; chuyển
giao đơn nhãn hiệu tập thể dầu tràm Lộc Thủy từ Hội Nông dân Lộc Thủy sang HTX
sản xuất chế biến dầu tràm Lộc Thủy. Năm qua, có 4 nhãn hiệu tập thể đã được
Cục SHTT cấp giấy chứng nhận là: nhãn hiệu tập thể Nước mắm Làng Dừa, Mây tre
đan Thủy Lập, Mây tre đan Bao La, Bún Vân Cù,…
Nổi bật nhất là trong 8 tháng năm
2013, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nộp 40 đơn đăng ký bảo hộ. Năm
2013, Cục SHTT đã cấp 35 văn bằng bảo hộ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp
trên địa bàn. Đến nay, toàn tỉnh đã nộp 774 đơn đăng ký và đã được Cục SHTT cấp
587 văn bằng bảo hộ.
Tiếp tục khẳng định vai trò
SHTT
Theo ông Trần Ngọc Nam, GĐ hoạt động
SHTT trong năm qua đã triển khai khá toàn diện và đã được những kết quả tốt.
Tuy vậy, hoạt động đăng ký quyền sở hữu công nghiệp vẫn chưa được nâng cao đáng
kể, đặc biệt là đăng ký bảo hộ sáng chế. Ngoài ra, Sở vẫn chưa có giải pháp phù
hợp nhằm hỗ trợ để hình thành các tổ chức hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp
trên địa bàn tỉnh.
Do đó, ông Nam cũng cho rằng, trong
thời gian tới cần tiếp tục thực hiện mục tiêu đẩy mạnh hoạt động SHTT một cách
toàn diện trên tất cả các mặt, trong đó có hoạt động SHTT. Một trong những hoạt
động chính là việc tham mưu kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược phát triển
thương hiệu cho các đặc sản Thừa Thiên Huế. Thực hiện tuyên truyền pháp luật về
SHTT qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó đặc biệt đẩy mạnh việc
tuyên truyền thông qua Chương trình SHTT và cuộc sống,…
Bên cạnh đó cũng cần tổ chức các lớp
tập huấn về các quy định pháp luật về hoạt động sáng kiến và tập huấn về bảo vệ
quyền SHTT đối với nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ra nước ngoài; hỗ trợ
tổ chức tập huấn SHTT cho cán bộ phục trách hoạt động KH&CN của các huyện,
thị xã;…
Cần phối hợp triển khai và tham
gia một số nội dung của các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản
trí tuệ triển khai năm 2013-2014 và 2014-2015 như: dự án tổ chức hoạt động SHTT
tại Đại học Huế, dự án Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý nón lá Huế; dự án
tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu công nghiệp bún Huế; dự án tuyên
truyền SHTT trên đài truyền hình, dự án cấp tỉnh về quản lý và phát triển nhãn
hiệu tập thể tôm chua Huế; Tổ chức hoạt động sáng kiến, phong trào lao động
sáng tạo: Phối hợp tổ chức hội nghị tổng kết sáng kiến điển hình cấp ngành/địa
phương trong tỉnh và hội nghị tổng kết hoạt động sáng kiến toàn tỉnh; phổ biến
thông tin về sáng kiến nhằm xúc tiến hoạt động áp dụng, chuyển giao sáng
kiến;…ông Nguyễn Hùng, nhận định.
www.truyenthongkhoahoc.vn (ttcac)