Vĩnh Long: Cải tiến quy trình chế biến và bảo quản rau quả muối chua cho làng nghề
Mới đây, Hội đồng KH&CN tỉnh Vĩnh Long đã nghiệm thu kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: Cải tiến quy trình chế biến và bảo quản rau quả muối chua tỉnh Vĩnh Long do PGS.TS Nguyễn Văn Mười, Trường Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.
Những làng nghề sản xuất dưa cải muối
chua ở Vĩnh Long đã được hình thành từ rất lâu, tập trung chủ yếu ở các huyện
Tam Bình, huyện Long Hồ, Thị xã Bình Minh và nơi có quy mô sản xuất lớn (137 hộ
với hơn 260 lao động) ở ấp Tân Định, xã Tân Lược - huyện Bình Tân đã tồn
tại hơn 30 năm đã tồn tại hơn 30 năm qua. Tuy nhiên, bằng phương pháp sản xuất
truyền thống, việc đầu tư nhà xưởng chưa được quan tâm, vấn đề vệ sinh, chế biến
có sử dụng phẩm màu, an toàn cho người sử dụng chưa được kiểm soát đúng mức làm
ảnh không nhỏ đến thị trường tiêu thụ.
Trên cơ sở phân tích thực trạng, đề
tài đã lựa chọn 2 hộ tại xã Tân Lược huyện Bình Tân để thực hiện mô hình điểm,
sử dụng phương pháp “cải tiến quy trình sản xuất và bảo quản dưa cải muối chua
truyền thống” đã được xác định ở phòng thí nghiệm để điều chỉnh lại các thông
số kỹ thuật theo điều kiện thực tế như: Kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu
vào, hỗ trợ kinh phí cải tạo lại nhà xưởng (mặt nền lót gạch tráng men); Đề xuất
quy trình sản xuất sạch, không sử dụng phẩm màu trong quá trình chế biến; Áp
dụng phương pháp bảo quản bao gói chân không để thời gian bảo quản sản phẩm kéo
dài thuận lợi cho việc phân phối đến những thị trường xa hơn, giảm hao hụt
trong vận chuyển và phân phối; Đề tài đã đưa ra 4 quy trình chế biến và bảo
quản an toàn cho các sản phẩm gồm: dưa cải, dưa leo, xoài non và cà chua xanh.
Đây là những quy trình kỹ thuật đơn giản, ứng dụng thuận lợi tại hai cơ sở sản
xuất thực hiện mô hình và đa dạng hóa các sản phẩm rau quả muối chua của
làng nghề, đồng thời xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm để mở rộng thị
trường tiêu thụ.
Kết quả đề tài là “Cải tiến quy trình
chế biến và bảo quản dưa cải muối chua đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất
lượng và kéo dài thời gian bảo quản, góp phần phát triển làng nghề truyền thống
ở huyện Bình Tân - và các huyện lân cận trong vùng, góp phần duy trì và phát
triển làng nghề theo hướng phát triển bền vững.
Hội đồng thống nhất nghiệm thu xếp
loại khá và trình UBND tỉnh ban hành quyết định, mở rộng chuyển giao cho các hộ
sản xuất khác.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM (nthieu)