Kiểm tra tiến độ đề tài: “Tuyển chọn các vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học nhằm kiểm soát bệnh cháy lá, đốm vằn và cháy bìa lá trên lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long”
Sáng ngày 18/3/2014, tại Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ đã tổ chức đoàn kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài: “Tuyển chọn các vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học nhằm kiểm soát bệnh cháy lá, đốm vằn và cháy bìa lá trên lúa vùng ĐBSCL”. Đề tài được thực hiện từ tháng 7/2013.
Tại buổi làm việc, TS. Lê
Minh Tường - Chủ nhiệm đề tài đã báo cáo kết quả thực hiện của đề tài.
TS. Lê
Minh Tường báo cáo tiến độ thực hiện đề tài
Ban chủ nhiệm đã điều tra khảo sát trực
tiếp và đánh giá hiện trạng bệnh cháy lá, bệnh đốm vằn, cháy bìa lá trên lúa
tại ĐBSCL; thu thập và phân lập 100 mẫu vi sinh vậy gây bệnh,
trong đó có 30 mẫu nấm gây bệnh cháy lá, 35 mẫu nấm gây bệnh bệnh đốm vằn, 35
mẫu vi khuẩn gây bệnh cháy bìa lá lúa; phân lập, tách ròng, trữ 216 chủng vi
sinh vật có lợi (xạ khuẩn) thu được từ đất trồng lúa ở TP. Cần Thơ và các tỉnh
Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long. Ban chủ nhiệm cũng tiến hành đánh
giá khả năng đối kháng của của các vi sinh vật có lợi đối với tác nhân gây bệnh
cháy lá, đốm vằn, cháy bìa lá trong phòng thí nghiệm và điều kiện nhà lưới. Đến nay, nhóm nghiên cứu đã tuyển chọn được các vi sinh vật có lợi từ
địa phương có khả năng kiểm soát bệnh hại quan trọng trên lúa, như cháy lá, đốm
vằn, cháy bìa lá.
Các thành viên của đoàn kiểm tra
Theo đánh giá của đoàn
kiểm tra, Ban chủ nhiệm đã triển khai đề tài theo đúng tiến độ
và khối lượng công việc đề ra và đề nghị tiếp tục nghiên cứu định danh, khảo sát đặc điểm sinh học, cơ chế sinh hóa liên
quan đến khả năng kiểm soát bệnh của các tác nhân sinh học được tuyển chọn, và
nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm sinh học có thể ứng dụng trong thực tế
nhằm kiểm soát bệnh hại trên cây lúa.