Thông tư về quản lý đo lường và chất lượng vàng trang sức mỹ nghệ có hiệu lực
Thông tư 22/2013 của Bộ KH&CN về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức mỹ nghệ sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/6.
Từ ngày 1/6, thông tư 22
chính thức có hiệu lực (Ảnh ST))
Trước đó, ngày 26/09/2013 Thứ trưởng
Trần Việt Thanh đã ký ban hành Thông tư 22/2013 của Bộ KH&CN về quản lý đo
lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức mỹ nghệ lưu
thông trên thị trường. Theo quy định tại Thông tư 22, vàng trang sức, mỹ nghệ
phải phù hợp và đúng với tiêu chuẩn về chất lượng và đo lường. Sản phẩm phải có
đóng mã ký hiệu, hàm lượng vàng trên từng sản phẩm mới được lưu thông trên thị trường.
Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao
gồm: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, mua, bán vàng trang sức,
mỹ nghệ; kinh doanh mua, bán vàng miếng; Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử
nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường; tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng
vàng được chỉ định; Cơ quan quản lý có liên quan đến quản lý đo lường, chất
lượng trong hoạt động kinh doanh vàng.
Thông tư quy định rõ: Một món nữ trang
vàng 18k theo đúng quy chuẩn thì hàm lượng vàng không được thấp hơn 75%, đối
với vàng 24k thì hàm lượng vàng không được thấp hơn 99,9%. Tuy nhiên, trước sự
thả nổi về kiểm soát chất lượng trong một thời gian dài nên thực chất lâu nay
vàng nữ trang 18k mà doanh nghiệp đang bán ra thị trường đang ăn gian tuổi vàng
của người tiêu dùng (chỉ khoảng 58-68%).
Thông tư 22 được các Hiệp hội và doanh
nghiệp đánh giá là sát sườn trong công tác đo lường, tổ chức quản lý vàng trang
sức mỹ nghệ trên thị trường Việt Nam, đồng thời sẽ hạn chế được chất
lượng vàng mỗi nơi một kiểu, mỗi nơi một giá như hiện nay.