Họp hội đồng Khoa học và công nghệ tư vấn xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì dự án cấp Tỉnh thuộc chuyên ngành Bảo vệ thực vật
Ngày 11/8/2014, Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Tháp đã tổ chức hội đồng Khoa học và công nghệ tư vấn xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì dự án cấp Tỉnh thuộc chuyên ngành Bảo vệ thực vật.
Dự án “Chuyển giao quy trình phân lập và tuyển chọn giống gốc
nấm xanh (Metarhzium sp.) phục vụ
công tác quản lý rầy nâu hại lúa tại tỉnh Đồng Tháp” do Trung tâm Kỹ thuật Thí
nghiệm và Ứng dụng Khoa học Công nghệ Đồng Tháp chủ trì, Thạc sĩ Bùi Thị Hồng
Gấm làm chủ nhiệm.
Đề
án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đã chỉ rõ cây lúa là một trong
các cây trồng chủ lực của địa phương. Sâu hại là một trong các nguyên nhân ảnh
hưởng đến năng suất của cây trồng này, trong đó rầy nâu là đối tượng truyền
nhiễm virus vàng lùn, lùn xoắn lá ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Hiện
nay, biện pháp phòng trừ rầy chủ yếu là sử dụng thuốc hóa học, ở một số nơi nông
dân đã lạm dụng thuốc hóa học, không tuân thủ nguyên tắc 4 đúng đã gây ra hiện
tượng bộc phát rầy nâu hàng loạt. Điều này, chỉ ra rằng sử dụng thuốc hóa học chỉ
là biện pháp nhất thời không có tính phòng trừ, do đó cần có biện pháp sinh học
để việc sản xuất được bền vững và lâu dài.
Việc
sử dụng các biện pháp sinh học để trừ rầy nâu là cần thiết, trước đây dự án “Chuyển
giao quy trình sản xuất nhanh chế phẩm nấm xanh Ometar ở quy mô nông hộ và xây
dựng mô hình ứng dụng Ometar trong phòng trừ rầy nâu hại lúa tại tỉnh Đồng
Tháp” do Ts. Nguyễn Thị Lộc làm chủ nhiệm đã mang lại hiệu quả cao đối với rầy
nâu và bọ xít hại lúa. Tuy nhiên, việc sản xuất nấm xanh phụ thuộc vào nguồn
nấm gốc từ Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long và trường Đại học Cần Thơ gây khó
khăn đối với việc sản xuất nấm xanh của người nông dân. Việc ra đời của dự án
sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển biện pháp phòng trừ sinh
học của người nông dân.
Nhóm
thực hiện dự án đã đề ra mục tiêu là ứng dụng công nghệ vi sinh phân lập và
tuyển chọn giống gốc nấm xanh (Metarhizium
sp.); chuyển giao các quy trình sản xuất nấm xanh và phối hợp với các đơn vị
thuộc ngành nông nghiệp cung ứng chế phẩm giống gốc nấm xanh phòng trị rầy nâu
hại lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Dự kiến, dự án sẽ được thực hiện trong
vòng 30 tháng với các sản phẩm đầu ra ống giống gốc cấp 2, chế phẩm nấm xanh Metarhizium sp. phòng trừ rầy nâu hại
lúa dạng ướt, làm chủ quy trình phân lập và tuyển chọn tạo giống gốc nấm xanh.
Hội
đồng đánh giá dự án có tính khả thi trong thực tiễn, giúp cho người nông dân dễ
dàng tiếp cận với sản phẩm sinh học trong sản xuất. Dự án được triển khai sẽ
góp phần đẩy mạnh việc sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất
nông nghiệp tại Đồng Tháp, hướng đến một nền nông nghiệp an toàn và phát triển
bền vững. Tuy nhiên, hội đồng cũng đề nghị chủ nhiệm dự án cần sửa lại đề cương
thuyết minh theo ý kiến đóng góp của hội đồng, đặc biệt là ý kiến đóng góp của
hai phản biện. Hội đồng đã thống nhất thông qua thực hiện dự án.