Cà phê “Buôn Ma Thuột” được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Thái Lan
Ngày 18/9/2014, Cục Sở hữu trí tuệ Thái Lan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” cho sản phẩm cà phê của Việt Nam.
Sản phẩm cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột.
Như vậy, Buôn Ma
Thuột là chỉ dẫn địa lý thứ hai của Việt Nam được bảo hộ tại nước ngoài, sau
chỉ dẫn địa lý “Phú Quốc” cho sản phẩm nước mắm được bảo hộ tại EU.
Trước đó, chỉ dẫn
địa lý “Buôn Ma Thuột” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận tại Việt
Nam ngày 14/10/2005. Ngoài ra, với vai trò là cơ quan quốc gia về sở hữu trí
tuệ, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã tích cực hợp tác với Cục Sở hữu trí tuệ
Thái Lan nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý
“Buôn Ma Thuột” cho sản phẩm cà phê của Việt Nam.
Sản phẩm được bảo hộ
chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” là cà phê nhân, có màu xanh xám, xanh lục hoặc
xám lục nhạt, kích thước hạt cà phê có độ dài từ 10 – 11 mm, độ rộng từ 6 -7 mm
và độ dày từ 3 - 4 mm. Khi rang đến độ chín thích hợp, cà phê có hương thơm đặc
trưng. Loại cà phê này có vị đắng dịu, nhẹ, không chát và có hàm lượng cà phê
in từ 2,0 đến 2,2 %. Cà phê được trồng tại các huyện Cư M’gar, Ea H’leo, Krông
Ana, Krông Buk, Krông Năng, Krông Pak, thành phố Buôn Ma Thuột, thuộc tỉnh Đắk
Lắk. Đây là khu vực địa lý hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên đặc thù, đặc
biệt thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê như vùng đất đỏ
bazan, có tầng phủ bazan trên 0,7m, độ dốc dưới 150, độ cao từ 400 đến 800m,
nhiệt độ trung bình khoảng 24 đến 26OC, số giờ nắng nhiều, biên độ
dao động nhiệt ngày đêm lớn, tổng lượng mưa khá lớn. Chính các yếu tố tự nhiên
rất đặc thù nói trên đã mang lại cho cà phê được trồng tại vùng đất này chất
lượng đậm đà và hương vị đặc biệt.
Việc chỉ dẫn địa lý
“Buôn Ma Thuột” dùng cho sản phẩm cà phê được bảo hộ tại Thái Lan sẽ góp phần
xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị xuất khẩu cho các sản phẩm cà phê của
Việt Nam tại thị trường Thái Lan nói riêng và trên thị trường thế giới nói
chung./.