Nông sản Việt: Thiếu thương hiệu, xuất thô nhiều!
Cái thiếu của nông sản Việt Nam hiện nay là thiếu thương hiệu và xuất khẩu thô quá nhiều, khiến giá trị đem lại trong chuỗi ngành hàng nông sản thường thấp.
Thương hiệu Ca cao Việt Nam đang chiếm được ưu thế trên thị trường ca cao
thế giới. Ảnh: VGP/Quang Minh
Ý kiến
trên của ông Reindert Dekker - Chuyên gia của Trung tâm xúc tiến Nhập khẩu từ
các quốc gia đang phát triển, thuộc Bộ Ngoại giao Hà Lan, đã nhận được nhiều
đồng tình từ đại biểu dự Hội nghị Quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam,
ngày 26/11, tại TPHCM.
Chuyên gia
người Hà Lan này lấy ví dụ: Cà phê Việt Nam đứng nhất nhì thế giới nhưng các
bạn vẫn để cho các nước khác thâu tóm về giá, hay như mặt hàng gạo vẫn không
chủ động được về giá.
Người nông
dân, các DN nông nghiệp muốn thành công, ngay từ bây giờ cần phải triển khai
nâng cao giá trị gia tăng bằng cách đầu tư vào sản phẩm chất lượng, an toàn.
Nhất là khi tại nhiều nước phát triển, người tiêu dùng quan niệm hàng giá rẻ là
hàng chất lượng thấp, hàng giá cao là hàng chất lượng tốt.
Ông Đàm Ngọc
Năm, Phó Cục trưởng Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NNPTNT)
đánh giá với 6.000 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp
của Việt Nam đã từng bước đáp ứng được yêu cầu chất lượng ở một số thị trường
khó tính. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam do khó khăn về năng lực tài
chính nên ít có khả năng đầu tư trang thiết bị đồng bộ để nâng cao giá trị sản
phẩm.
Đồng thời,
các DN cần phải đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, bền vững, kết hợp
chặt chẽ giữa sản xuất nguồn nguyên liệu và chế biến, nâng cao năng suất, chất
lượng, tạo dựng thương hiệu thì mới có thể phát triển bền vững được.
Ở một góc
nhìn khác, bà Lý Thị Kim Chi, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực TPHCM, cho rằng để
ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững việc đầu tư phát triển ngành
công nghiệp thực phẩm là hết sức quan trọng nhằm hỗ trợ đầu ra cho ngành nguyên
liệu thực phẩm, tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Đồng thời,
đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, tập quán của
từng thị trường. Xây dựng thương hiệu kết hợp với tăng cường công tác xúc tiến
thương mại, mở rộng thị trường, kết hợp với xây dựng và hoàn thiện các kênh
phân phối nhằm đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (nthieu)