Nâng cao năng suất chất lượng giống cacao và chè ở Lâm Đồng
Ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đang triển khai nhiều dự án phát triển bền vững chất lượng nông sản, trong đó đặc biệt chú trọng vào giống cacao và chè.
Nâng cao chất lượng giống ca
cao
Nhờ điều kiện về tự nhiên thuận lợi,
cộng với sự tác động tích cực về nhiều mặt của ngành nông nghiệp, nhất là tác
động của Dự án Phát triển sản xuất ca cao bền vững tại các nông hộ Lâm Đồng nên
mấy năm gần đây cây ca cao đã thực sự bám rễ tại vùng đất 3 huyện phía Nam, bao
gồm Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên. Tuy nhiên, để có nguồn giống ca cao đảm bảo cho
năng suất, chất lượng tốt hiện đang là nỗi trăn trở của những hộ dân trồng ca
cao tại địa phương.
Điều đáng quan tâm hiện nay là chất
lượng và giá cả nguồn giống ca cao phục vụ cho chương trình trồng mới tại các
địa phương. Trên thực tế, ngoài những nông dân tham gia Dự án Phát triển sản
xuất ca cao bền vững tại các nông hộ Lâm Đồng được hỗ trợ 150 cây giống/hộ, thì
những nông dân khác muốn trồng ca cao phải tự tìm mua cây giống được bán trôi
nổi trên thị trường. Giá bán tương đối đa dạng, nhưng về mặt chất lượng nguồn
giống thì còn nhiều bất cập. Để nâng cao năng suất, chất lượng ca cao thì vấn
đề đặt ra hiện nay là phải kiểm soát tốt chất lượng và giá cả cây giống. Đối với
huyện Cát Tiên, qua triển khai Dự án Phát triển sản xuất ca cao bền vững tại
các nông hộ Lâm Đồng phần nào đã đáp ứng được nhu cầu về nguồn giống có chất
lượng đảm bảo.
Tuy nhiên, những hộ trồng tự phát
không thuộc dự án thì phải mua cây giống trôi nổi trên thị trường với giá cao,
chất lượng lại không đảm bảo gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng
cũng như năng suất, chất lượng của loại cây trồng mới này.Hiện ngành nông
nghiệp địa phương cũng đang hỗ trợ xây dựng một vườn ca cao đầu dòng tại huyện
Cát Tiên, với mong muốn tạo điều kiện cho nông dân trồng ca cao tại địa phương
một địa chỉ tin cậy về nguồn giống có chất lượng tốt.Trước nhu cầu trồng ca cao
ngày một tăng cao, thì những vấn đề đặt ra trong việc quản lý chất lượng và giá
cây giống phải được quan tâm ngay từ bây giờ, nhằm đảm bảo quyền lợi cho những
nông hộ trông đã và đang trồng ca cao cũng như đảm bảo tốt tiến độ triển khai
Dự án Phát triển sản xuất ca cao bền vững tại các nông hộ tỉnh Lâm Đồng trong
thời gian tới.
Ngành chè Lâm Đồng đổi mới từ
chất lượng
Tại hội nghị “Phát triển chè Lâm Đồng
bền vững, cơ hội và thách thức”, tổ chức tại thành phố Bảo Lộc ngày 22/12 nhân
Tuần văn hóa Trà 2014, nhiều đại biểu đã chỉ ra những hạn chế của ngành chè
hiện nay và đây là dịp để các nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp ngồi
lại cùng bàn thảo, tìm cơ hội đổi mới cho ngành chè Lâm Đồng nói riêng và cả
nước nói chung. Tiến sỹ Nguyễn Văn Toàn, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ
thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc cho biết, chè Việt Nam đang đứng ở vị
trí trên trung bình về năng suất và sản lượng, còn chất lượng, giá bán dưới
trung bình nên ít được biết đến trên thế giới.
Sản phẩm chè của Lâm Đồng cũng không
ngoại lệ. Vì vậy, thị trường xuất khẩu gói gọn trong các nước dễ tính, còn với
những thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật, sản lượng chè xuất khẩu vẫn còn
thấp. Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, Việt Nam là một trong 5 nước sản xuất
chè lớn của thế giới (sau Ấn Độ, Sri Lanka, Kenya, Trung Quốc) với diện tích
chè hiện vào khoảng 135 nghìn ha. Trong đó, Lâm Đồng là một trong những địa
phương dẫn đầu cả nước về diện tích, sản lượng và sản phẩm chè xuất khẩu, với 24
nghìn ha chè các loại, sản lượng chè năm 2014 vào khoảng 224 nghìn tấn, giá trị
xuất khẩu đạt 10 – 12 triệu USD. Tuy nhiên, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có trên 50% diện tích chè đã quá chu kỳ kinh
doanh, già cỗi, mật độ cây sống thấp so với ban đầu và năng suất kém (trung
bình 7 tấn/ha).Theo thống kê, tại Lâm Đồng h ầu hết diện tích đều trồng giống
chè cũ không còn phù hợp với yêu cầu chế biến sản phẩm chất lượng cao.
Kỹ thuật canh tác còn lạm dụng thuốc
bảo vệ thực vật, việc kiểm soát ô nhiễm, tồn dư hoa chất trong sản xuất chè
chưa hiệu quả… Để thay đổi được điều này, Lâm Đồng cần thay giống chè mới, đặc
biệt là giống chè có hàm lượng axit amin cao như: giống chè Bát Tiên, Kim
Tuyên, PH10… Song song đó, phương pháp canh tác cần đổi mới, phục hồi, cải tạo
đất và quy trình tưới nước, bón phân có hiệu quả.
Tiến sỹ Nguyễn Hữu Tài, Chủ tịch Hiệp
hội chè Việt Nam đề xuất, để ngành chè của Lâm Đồng phát triển bền vững, trong
thời gian tới chúng ta phải tổ chức thành chuỗi giá trị từ người trồng chè đến
doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ. Trước hết nhà nước phải quy hoạch về vùng
nguyên liệu và chế biến phù hợp, quản lý được quy trình đảm bảo an toàn thực
phẩm, tăng cường chất lượng sản phẩm đó mới là giải pháp đổi mới cho cây chè Lâm
Đồng và cả ngành chè Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.