Rủi ro và tính tổn thương của người nuôi cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long
Sự phát triển của ngành hàng cá tra đã mang lại lợi ích kinh tế cao cho Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Tuy nhiên, sự phát tiển tự phát trong thời gian qua về diện tích và sản lượng ở khâu nuôi dẫn đến sự phát triển kém bền vững hơn do thiếu quan tâm đến quan hệ cung cầu của thị trường vốn dĩ đã có rất nhiều thách thức đối với ngành hàng này, khủng hoảng thừa-thiếu nguyên liệu cá tra liên tục xảy ra.
Từ
thực tế trên, tác giả Võ Thị Thanh Lộc – Viện Nghiên cứu Phát triển DBSCL, Đại
học Cần Thơ thực hiện đề tài nghiên cứu “Rủi
ro và tính tổn thương của người nuôi cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long” nhằm
nhận dạng rủi ro và tính tổn thương của người nuôi và tìm ra qui mô diện tích
nuôi cá tra phù hợp và hiệu quả hơn, ít rủi ro hơn, từ đó sẽ đề xuất những
chính sách qui họach và đầu tư phù hợp, tăng hiệu quả và chất lượng trong liên
kểt hộ/vùng nuôi cũng như tăng giá trị gia tăng trong toàn chuỗi. Cụ thể,
nghiên cứu liên quan đến các nội dung: (i) Các yếu tổ rủi ro bên ngoài ngành;
(ii) các yếu tố rủi ro bên trong ngành; và (iii) đề xuất qui mô nuôi phù hợp và
hiệu quả nhằm phát triển bền vững ngành hàng.
Nghiên
cứu đã sử dụng mô hình cung Nerlove của Michael Braulke, tỷ suất đầu tư và hiệu
quả đầu tư theo qui mô là những tiêu chí chính để nhận dạng rủi ro và tính tổn
thương của người nuôi cá tra, được thực hiện tại 3 tỉnh/thành An Giang, Đồng
Tháp và và TP. Cần Thơ, nơi có tổng dỉện tích nuôỉ và sản lượng cá tra chiếm lần
lượt là 69,9% và 67,4% của vùng ĐBSCL.
Kết
quả cho thấy, người nuôi cá tra chịu rất nhiều yếu tó rủi ro và tính tổn thương
cao. Các yếu tố rủi ro bên ngoài ngành như suy thoái kinh tế, lạm phát, chính
sách thắt chặt tiền tệ (tăng lãi suất, điều chỉnh tỷ giá hối đoái); các yếu tó
thuộc về chính sách môi trường, chất lượng, qui hoạch vùng nuôi và chính sách
tín dụng; các yếu tố tự nhiên (ô nhiễm môi trường); và các yếu tố thuộc về rào
cản kỹ thuật riêng các yếu tố rủi ro bên trong ngành như sự cạnh tranh giữa những
người nuôi trong ngành, lợi thế mặc cả của người nuôi, khả năng kiểm soát các yếu
tố đầu vào của người nuôi cũng như khả năng tái gia nhập ngành. Ngoài các yếu tố
trên còn các yếu tố thuộc bản thân nội tại của người nuôi như khả năng quản lý,
ý thức nuôi và tiềm lực tài chính.
Người
nuôi cá lẻ qui mô nhỏ có hiệu quả nuôi rất thấp, lỗ nhiều và có thể phá sản
nhanh do chi phí sản xuất cao, khó tiếp cận các yếu tố đầu vào với chi phí thấp
và chất lượng, các hỗ trợ về kỹ thuật, kiến thức chất lượng, thông tin thị trường
cũng như khó tiếp cận các chính sách về tín dụng. Đặc biệt là rất khó tiêu thụ
cá tra vì lượng cung nhỏ và chất lượng không bảo đảm. Nuôi tập trung qui mô lớn
thuộc các vùng thích nghi nuôi cá tra theo hướng phát triển bền vững ngành hàng
được đề nghị nhằm thực hiện các chính sách điều tiết vĩ mô phù hợp về số lượng,
chất lượng theo yêu cầu thị trường.
Ngoài
ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sản lượng cung cá tra nguyên liệu phản ứng
khá mạnh vơi sự thay đổi của yếu tố giá. Đặc biệt phản ứng cung trở nên mạnh
hơn dưới sự tác động của thị trường xuất khẩu. Người nuôi phản ứng rất nhạy cảm
trong hoạt động đầu tư sản xuất khi giá cá tra thay đổi. Tuy nhiên, do đặc điểm
sản xuất của ngành hàng cá tra (thời gian thu hoạch ít nhất là 6 tháng), phản ứng
trễ của cung cá tra nguyên liệu có thể dẫn đến sự dao động lớn trong hoạt động
sản xuất của người nuôi. Chẳng hạn, sự tăng đột biến giá mua cá ưa nguyên liệu
có thể là động cơ cho người nuôi mở rộng nhanh diện tích nuôi, kéo theo sản lượng
cũng tăng nhanh. Khi diện tích nuôi này đến kỳ thu hoạch, cung cá tra trở nên
quá lớn, khủng hoảng thừa xảy ra và giá lại giảm. Tình trạng này sẽ trở nên trầm
trọng hơn khi khả năng điều tiết vĩ mô còn thiếu và yếu.
Người
nuôi cá tra cá lẻ qui mô nhỏ chịu rủi ro và tính tổn thương rất cao vì có hiệu
quả nuôi thấp, lỗ nhiều, dễ treo ao và phá sản. Nên qui hoạch nuôi cá tra với
qui mô vừa và qui mô lớn tại các vùng thích nghi theo nhu cầu thị trường để dễ
dàng thực hiện các chính sách hỗ trợ, điều tiết vĩ mô chung cho toàn ngành cũng
như thục hiện các liên kết vùng và liên kết chuỗi hiệu quả nhằm tăng giá trị
gia tăng và phát triển bền vững toàn chuỗi ngành hàng cá tra.