SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Xác định tính vi khuẩn nội sinh trong cây mía trồng ở tỉnh Bến Tre và Long An

[29/12/2014 16:24]

Các tác giả Cao Ngọc Điệp và Ngô Hồng Thanh (Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ sinh học- Đại học Cần Thơ) cùng cộng sự Hoàng Minh Tâm Trường Đại học Sài Gòn, thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm phân lập, nhận diện và khảo sát đặc tính các dòng vi khuẩn nội sinh trong cây mía trồng ở tỉnh Bến Tre và Long An.

Đường là sản phẩm không thể thiếu trong bữa án hàng ngày của con người và cả trong chăn nuôi gia súc. Do vậy, để có đủ lượng đường cho tiêu thụ và phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi thì bên cạnh việc tăng diện tích trồng mía người ta còn tìm cách tăng năng suất mía. Với tham vọng tăng năng suất mía song song với việc giảm lượng phân đạm phải sử dụng, các nhà khoa học đã vào cuộc với mục đích tìm ra một loài vi khuẩn sống cộng sinh với cây mía có khả năng cố định đạm sinh học từ nitơ tự do trong không khí.

Hiện nay nhiều li vi khuẩn nội sinh đã được phân lập thành công ở nhiều quốc gia với những đặc tính ưu việt như: cố định đạm sinh học, hòa tan lân khó tan, tổng hợp auxin. Mở ra triển vọng lớn cho sự phát triển của ngành trồng mía thế giới.

Ở Việt Nam đã có những nghiên cứu bước đầu về loài vi khuẩn hữu ích này. Tuy nhiên, việc nghiên cứu và hiểu biết về chúng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc phân lập, khảo sát đặc tính và nhận diện các dòng vi khuẩn này để sản xuất phân bón sinh học là một việc làm cấp bách và cần thiết.

Hai mươi tám dòng vi khuẩn đã được phân lập từ các mẫu rễ, thân mía thu được tại các tỉnh Bến Tre và Long An. Hầu hết các dòng vi khuẩn đều có hình dạng que ngắn và có khả năng chuyển động. Khuẩn lạc có dạng hình tròn, màu vàng, bìa khuẩn lạc nguyên đều, khuẩn lạc cổ độ nổi mô cao, kích thước 1-3,4 mm. Bằng phép thử sinh hóa đã xác định được 15/28 dòng vi khuẩn có mang các đặc tính tốt (cổ định đạm, hoà tan lân và tổng hợp IAA). Tuy nhiên, chỉ nhận diện được mười dòng vi khuẩn nội sinh bằng kỹ thuật PCR đoạn 16S rARN, những đòng vi khuẩn nội sinh này được chọn để giải trình tự và được so sánh với dữ liệu ngân hàng gien của NCBI bàng phần mềm BLAST N.

Kết quả cho thấy trong tất cả 10 dòng phân lập được có tỷ lệ tương đồng 98-100% với các loài thuộc chi Bacillus. Phân tích cây di truyền dựa trên trình tự đoạn 16S rARN bằng phương pháp Neighbor-joining bởỉ phần mềm MEGA 5.1 cho thấy mối quan hệ di truyền gần gũi giữa các dòng MC9 và dòng MC10; giữa dòng HL6A và dòng BL3. Bốn dòng vi khuẩn nội sinh Bacillus subtilis BL3, Bacillus tequilensis MC9, Bacillus cereus MC10, Bacillus amyloliquefaciens HL6A có đặc tính tốt, sẽ được sử đụng để sản xuất phân sinh học.

Tạp chí NN&PTNT, 01/2014
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ