Doanh nghiệp Việt vẫn thờ ơ với các rào cản kỹ thuật trong thương mại
Hiện nay, phần đông doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam vẫn chưa quan tâm đúng mức tới các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT). Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới việc các sản phẩm xuất khẩu (XK) của Việt Nam bị đối tác trả lại khi gặp vấn đề liên quan đến vệ sinh thực phẩm.
Nông, thủy sản vướng nhiều rào
cản TBT
Thống kê của Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ
Công Thương) cho thấy, những rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với hàng XK
của Việt Nam tập trung chủ yếu trong nhóm hàng nông, lâm, thủy sản. Điển hình
như đối với mặt hàng rau quả, trong năm 2012- 2013 đã có 6 lô hàng trái cây của
Việt Nam (5 lô thanh long, 1 lô chôm chôm) bị từ chối NK do có dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật- các hoạt chất Hoa Kỳ chưa thiết lập mức dư lượng tối đa cho
phép. Đối với thị trường EU, thời gian qua cũng phát hiện nhiều lô hàng trái
cây XK không phù hợp quy định của EU. Hiện tại, EU đang tăng tần suất kiểm tra
một số mặt hàng rau, củ và rau gia vị của Việt Nam lên 20%. Điều này sẽ gây khó
khăn cho các hoạt động XK, ngoài ra, EU cũng đang xem xét áp dụng kiểm tra theo
tần xuất 20% đối với thanh long của Việt Nam...
Tương tự đối với mặt hàng thủy sản,
các thị trường NK chính như Hoa Kỳ, EU, Liên minh Hải quan, Nhật Bản, Braxin,
Mexico đều đưa ra các hàng rào kỹ thuật nghiêm ngặt đối với mặt hàng này. Điển
hình như Luật nông nghiệp 2014 của Hoa Kỳ, Các tiêu chuẩn về dư lượng các chất
cấm và các chất hạn chế sử dụng trong thủy sản của EU. Ngoài ra, Liên bang Nga
nói riêng và Liên minh Hải quan nói chung có các tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy
định về an toàn thực phẩm chưa hài hòa với thông lệ quốc tế gây khó khăn trong
việc XK thủy sản của Việt Nam sang các thị trường này…
Cần sự liên kết giữa các DN
Theo bà Lê Hồng Minh- nguyên Thứ
trưởng Bộ Thủy sản, có rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau từ các nước và các khu
vực mà các DN buộc phải đáp ứng dù gặp nhiều khó khăn, trong đó EU là cao nhất,
một số nước công nhận các tiêu chuẩn của các tổ chức độc lập và các tiêu chuẩn
này còn cao hơn các tiêu chuẩn do Chính phủ đưa ra.
Để vượt qua những rào cản này, cần
sự liên kết cộng đồng DN. Tuy nhiên hiện các DN thường cạnh tranh là chính, chỉ
có số ít các DN lớn tổ chức sản xuất, liên kết với các cơ sở sản xuất thức
ăn đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, số còn lại là DN nhỏ không thể làm được và
họ luôn gặp nhiều rủi ro về rào cản thương mại.
“Cái khó hiện nay là DN nhỏ vừa
không có khả năng đáp ứng. Do vậy, cần sự hợp tác giữa các Chính phủ, các tổ
chức XK và NK, hợp tác trong cộng đồng DN là rất quan trọng” – bà Minh nhấn
mạnh.
“Các DN đa phần thiếu kiến
thức và thiếu quan tâm về TBT. Đơn cử tại Tây Ninh, năm 2013, văn phòng
TBT gửi đi 300 phiếu thu thập ý kiến, kiến nghị đề xuất của DN cho việc thực
thi TBT tại Tây Ninh nhưng chỉ có 18 DN gửi lại phiếu, trước đó cũng chỉ có 30%
được mời đến dự triển khai về hội nhập và TBT” - ông Phạm Văn Quan- Phó giám đốc Sở Công Thương
Tây Ninh cho biết. Theo ông Quan, các nội dung thực thi TBT rất đa dạng và phức
tạp, không dễ nắm bắt, tổ chức triển khai thực hiện đối với bộ máy chính quyền
các cấp. Bên cạnh đó, trình độ nhận thức của cán bộ, công chức kể cả lãnh đạo
chưa đáp ứng kịp yêu cầu nên quyết định, chỉ đạo triển khai thực hiện thiếu
quyết liệt và thiếu bố trí nguồn lực cần thiết.
Theo Cục XNK (Bộ Công Thương), để
thúc đẩy XK, Việt Nam cần có giải pháp vượt qua những thách thức về rào cản. Cụ
thể, các cơ quan chức năng phải tăng cường thông tin, phổ biến pháp luật, chính
sách thương mại XNK để DN kịp thời nắm bắt, chủ động trong tổ chức sản xuất,
kinh doanh XK. Phía DN cần chủ động đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao sức
cạnh tranh của DN và hàng hóa XK, đồng thời triển khai áp dụng các hệ thống
quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng nhằm đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về sức
khỏe, môi trường.
“TBT là một loại hàng rào phi
thuế quan liên quan đến các biện pháp mang tính kỹ thuật nhằm đảm bảo cung cấp
cho thị trường những sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của
người tiêu dùng. Các hình thức rào cản bao gồm các tiêu chuẩn, quy định kỹ
thuật, an toàn và vệ sinh thực phẩm, các yêu cầu về nhãn mác bao bì và các quy
định về môi trường”.
Theo baocongthuong.com.vn (Duc Luu)