SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Ảnh hưởng của mức bón đạm đến khả năng hấp thu vi lượng (Cu, Fe, Zn và Mn) của cây mía đường trên đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long

[31/12/2014 08:20]

Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), kết quả điều tra cho thấy hầu hết nông dân canh tác mía bón đạm với lượng cách biệt rất lớn ở Cù Lao Dung - Sóc Trăng và ở Long Mỹ - Hậu Giang. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng mía mà còn giảm hiệu quả sử dụng phân bón. Đặc biệt, việc bón phân nảy ảnh hưởng đến khả năng hấp thu khoáng vi lượng trong cây mía.

  Ảnh minh họa

Các tác giả Ngô Ngọc Hưng và Nguyên Quốc Khương (Trường Đại học Cần Thơ) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của mức bón đạm đến khả năng hấp thu vi lượng (Cu, Fe, Zn và Mn) của cây mía đường trên đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long” nhằm xác định ảnh hưởng của các mức bón phân đạm đến lượng hấp thu dưỡng chất vi lượng (Cu, Fe, Zn và Mn) trên cây mía, và xác định tình trạng dinh dưỡng vi lượng của cây mía thông qua tỷ lệ dưỡng chất vi lượng trong cây mía. Thí nghiệm được thực hiện từ 2/2011-1/2012 tại xã Đại Ân 1, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Tráng vá xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Thí nghiệm một nhân tố trong bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm ba mức phân đạm (250, 300 và 350 kg N/ha) với 4 lần lặp lại, trên diện tích mỗi lô thí nghiệm là 79,2 m2. Kết quả thí nghiệm cho thấy, sinh khối thân và lá mía đạt tối hảo ở mức bón 300 kg N/ha kết họp với 125 P2O5 + 200 K2O kg/ha ở Cù Lao Dung và Long Mỹ. Gia tăng mức bón đạm dẫn đến tăng hấp thu Fe và Mn trong khi làm giảm hấp thu Cu va Zn, trừ trường hợp ngoại lệ không ảnh hưởng đến hấp thu Fe trên đất phù sa ở Cù Lao Dung. Trong đó, ở mức bón đạm 300 kg N/ha lượng dưỡng chất vi lượng hấp thu (kg/ha) của Cu 0,20-0,21, Fe 2,54-3,88, Zn 0,69-0,83 và Mn 2,41-2,91. Tỷ lệ dưỡng chất vi lượng ở mức bón 300 kg N/ha của Fe/Cu (12,69-18,08), Zn/Cu (3,21-4,13), Mn/Cu (11,99-13,48), Fe/Zn (3,07-5,59), Fe/Mn (1,06-1,34) và Mn/Zn (2,90-4,12) trong lá và thân mía trên đất phù sa ở Cù Lao Dung và Long Mỹ.

Tạp chí NN&PTNT, 11/2014
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ