Ngọt hóa do tuyến đê biển vịnh Rạch Giá và ảnh hưởng đến nuôi trồng thủy sản của tỉnh Kiên Giang
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong năm đồng bằng phải chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Khô hạn, khan hiếm nước và xâm nhập mặn sẽ xảy ra thường xuyên và khốc liệt hơn. Để ứng phó với các tình trạng thời tiết cực đoan này, xây dựng tuyến đê biển tại vịnh Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang để tạo thành hồ nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng đã được đề xuất nghiên cứu.
Đề
tài do nhóm tác giả thuộc viện Khoa học Thủy lợi miền Nam nghiên cứu về khả
năng ngọt hóa khi tuyến đê biển được xây dựng và ảnh hưởng của nó đến nuôi trồng
thủy sản của tỉnh Kiên Giang. Bằng phương pháp mô hình toán một chiều (MIKE 11)
và hai chiều (MIKE 21) mô phỏng các kịch bản, nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả
năng ngọt hóa toàn bộ hồ trong tuyến đê rất cao và chỉ mất khoảng 2 tháng với
con lũ lớn, 5-9 tháng với con lũ nhỏ. Tuy nhiên, sự ngọt hóa này sẽ phá vỡ qui
hoạch nuôi trồng thủy sản của tỉnh, làm thay đổi hệ sinh thái và điều kiện tự
nhiên, mất nguồn cung cấp thức ăn, nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng con non và vườn ươm
cho các loài thủy sản ven biển do mất rừng ngập mặn, tác động đến cơ cấu nghề
nuôi trồng thủy sản.
Về
kinh tế, vệc chuyển đổi từ nuôi trồng thủy sản nước mặn/lợ sang nước ngọt (nếu
không nuôi trong hồ) sẽ làm mất nguồn thu của tỉnh từ nuôi trồng thủy sản khoảng từ
370 đến 357 tỉ đồng/năm và thu nhập của người dân
giảm từ 178 đến 330 tỉ đồng/năm.
Hơn nữa, tuyến đê biển cùng với hồ chứa nước ngọt cũng sẽ làm mất các bãi thủy
sản giống - nguồn lợi vô giá mà trời đã ban tặng cho tỉnh Kiên Giang. Ước tính
hàng năm sẽ thất thoát hàng trăm tỉ đồng từ nguồn lợi này.