Ảnh hưởng của mật độ và cỡ giống đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) ương trong ao đất
Nghêu Bến Tre (Meretiix lyratà) được xác định là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của ngành thủy sản. Loài nhuyễn thể này có giá trị kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Nghề nuôi nghêu Bến Tre đã phát triển mạnh ở các tỉnh Nam bộ và gần đây là các tỉnh ven biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Hà Tỉnh.
Đề
tài nghiên cứu do nhóm tác giả từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 thực hiện
nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ và cỡ giống thả ban đầu đến tăng trưởng và tỷ
lệ sống của nghêu giống, góp phần hoàn thiện quy trình ương nghêu giống trong
ao đất ở vùng ven biển.
Thí
nghiệm ương nghêu trong ao đất được tiến hành tại vùng ven biển huyện Cẩm
Xuyên, Hà Tính với ba mật độ ương 10.000, 20.000 và 30.000 con/m2 kết
hợp với hai cỡ giống có chiều cao trung bình 0,96 và 2,15 mm/con, tạo thành 6
nghiệm thức thí nghiệm. Mỗi nghiệm thức thí nghiệm được bố trí lặp lại ba lần.
Nghêu được nuôi trong các ô lưới có kích thước mỗi ô là 4x5 m, dựa vào nguồn thức
ăn tự nhiên thông qua thay nước theo chế độ thủy triều.
Sau
thời gian 98 ngày ương, kết quả thí nghiệm cho thấy ở cả hai cỡ giống
thả, mật độ thả thấp nhất (10.000 con/m2) cho tăng trưởng nhanh nhất
(P < 0,05), đạt chiều cao 2,9 ± 0,03
mm/con, tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đối l,12 ± 0,01%/ngày,
khối lượng 14,0 ± 0,00mg/con ở cỡ nghêu nhỏ và đạt chiều cao 3,2 ± 0,06
mm/con, tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đối 0,40 ± 0,02%/ngày
và khối lượng 17,3 ± 0,50 mg/con ở cỡ nghêu lớn. Tăng trưởng của nghêu giảm dần khi mật
độ ương tăng và thấp nhất ở mật độ ương cao nhất 30.000 con/m2 (P
<0,05) ở cả hai cỡ nghêu giống thả ban đầu. Tỷ lệ sống của nghêu thả với mật
độ thấp nhất ở cỡ giống nhỏ và giống lớn lần lượt đạt 94,7 ± 0,5,5% và 90,0 ± 4,0%,
cao hơn hẳn so nghêu ương ở mật độ cao nhất (P<0,05), chỉ đạt 72,2 ± 5,6% ở
cỡ nghêu nhỏ và 67,1 ± 3,5% ở cỡ nghêu lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ sống của nghêu ương ở
mật độ trung bình (20.000 con/m2) không sai khác có ý nghĩa thống kê
so với hai mật độ ương còn lại ở cả hai cỡ nghêu (P>0,05). Tốc độ tăng trưởng
của nghêu cũng chịu ảnh hưởng của kích cỡ, theo đó nghêu giống cỡ nhỏ có tốc độ
tăng trưởng cao hơn nghêu cỡ lớn (P<0,05).
Tuy
nhiên, các cỡ giống thả khác nhau không tác động đến tỷ lệ sống của nghêu giống
nuôi trong ao đất (P>0,05). Kết quả thí nghiệm gợi ý nên ương nghêu ở mật độ
10.000 con/m2 và sử dụng nghêu giống cỡ nhỏ để đảm bảo tăng trưởng,
tỉ lệ sống và giảm chi phí đầu tư giống ban đầu.