Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến tốc độ biến thái, sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu (Meretrix lyrata) giai đoạn ấu trùng D-veliger đến giống cấp 1
Đề tài nghên cứu được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 thực hiện với mục tiêu hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống nghêu ở quy mô lớn.
Ảnh minh họa
Ấu
trùng nghêu (Meretrix lyrata) giai đoạn
D-veliger được ương đến giai đoạn giống cấp 1 (0,2-0,3 mm) trong các cường độ
sáng khác nhau: (1) che ánh sáng toàn phần - ánh sáng không có khả năng xuyên qua
(3,4±1,1 klux); (2) che bán phần - có mái che nhưng ánh sáng vẫn có khả năng
xuyên qua (32,3±2,6 klux) và (3) ánh sáng tự nhiên (89,9±4,2 klux) trong thời
gian 28 ngày.
Thí
nghiệm được tiến hành trong 9 bể hình chữ
nhật, thể tích sử dụng 6 m3. Ấu trùng nghêu được cho ăn tảo
hỗn hợp 3 loài tảo: Isochrysis galbana, Nanochloropsis oculata và Chaetoceros
mullerii với tỷ lệ 1:1:1 duy trì mật độ 8.000 -10.000 tế bào/ml.
Kết
quả thí nghiệm cho thấy, tốc độ biến thái của ấu
trùng nghêu ương ở các bể sử dụng ánh sáng
tự nhiên và bể che bán phần có thời gian biến thái nhanh hơn, lần lượt là: 137±3,46 giờ và 146±4,58 giờ, so ấu
trùng ương ở các bể che toàn
phần (162±5,19 giờ) (p<0,05). Nhưng giữa các bể ánh sáng tự nhiên và bể che
bấn phần tốc độ biến thái của ấu trùng lại khác nhau không có ý nghĩa
(p>0,05). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (µm), tăng trưởng đặc biệt (%/ngày) của
ấu trùng nghêu giai đoạn D-veliger cao nhất ở các bể ánh sáng tự nhiên
(183,44+2,04 µm, 17,76±0,22 %/ngày), tiếp theo là bể che bán phần (143,61±2,94 µm,
15,42±0,20 %/ngày) và thấp nhất là ở các bể che toàn phần (106,53±1,33 µm,
12,72±0,14 %/ngày) (p<0,05).
Tốc
độ tăng trưởng tuyệt đối (µm), tăng trưởng đặc biệt (%/ngày) của nghêu giống cấp
1 thấp nhất ở các bể che toàn phần (625,71±3,07 µm, 8,01±0,02 %/ngày), có ý
nghĩa so với nghêu giống cấp 1 ương ở các bể ánh sáng tự nhiên và che bán phần
(p<0,05). Nghêu giống cấp 1 ương ở các bể ánh sáng tự nhiên (931,11±3,69 µm,
9,30±0,03 %/ngày) và bể che bán phần (8,63±6,95 µm, 9,04±0,22 %/ngày)
khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05).
Tỷ
lệ sống của ấu trùng nghêu, từ giai đoạn D-veliger đến giai đoạn nghêu giống cấp
1 ương trong các bể ánh sáng tự nhiên (7,29±0,03%) thấp nhất, có ý nghĩa so với
ấu trùng ương ở các bể che toàn phần, che bán phần (p<0,05). Trong khi ấu
trùng ương ở các bể che toàn phần và che bán phần có tỷ lệ sống lần lượt là
8,75±0,32% và 8,44±0,30%, khác nhau không có ý nghĩa (p>0,05). Kểt quả thí
nghiệm có khả nàng ứng dụng vào thực tiễn sản xuất giống nghêu ở quy mô hàng hóa.