SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai

Nghiên cứu biến tính nâng cao độ bền tự nhiên cho ván gỗ - đánh giá khả năng chống chịu thời tiết theo công nghệ QUV

[31/12/2014 15:54]

Biến tính gỗ nhằm tăng cường các tính chất cơ học, vật lý, độ ổn định kích thước và khả năng chống chịu thời tiết, chống chịu các sinh vật phá hại từ lâu đã là một nhu cầu tất yếu của ngành công nghiệp chế biến gỗ.

  Ảnh minh họa

Đề tài nghiên cứu do nhóm tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Công nghiệp Rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện.

Tiếp tục đi theo xu hướng nêu trên, nghiên cứu này sử dụng một số loại hóa chất dùng trong ngành vải sợi và dầu vỏ hạt điều để biến tính ván mỏng từ gỗ Bạch đàn Urophylla thông qua phương pháp ngâm chân không - áp lực kết hp vi một quá trình xử lý nhiệt để cố định hóa chất trong vách và ruột tế bào gỗ. Một trong những tác dụng mong đợi của các loại hóa chất này là làm tăng cường khả năng chống hút nước của gỗ, từ đó sẽ hạn chế được các hiện tượng co ngót, nứt tách của gỗ khi chịu tác động của độ ẩm môi trường.

Sau khi kết thúc quá trình biến tính, ván mỏng được trải qua một chu trình thời tiết giả lập sử dụng công nghệ QUV, bao gồm 24 h ngưng tụ hơi nước ở nhiệt độ 45°C và 48 vòng lặp các chu trình phụ gồm 2,5 h chiếu tia UV ở 60°C và 0,5 h phun mưa. Trong quá trình này, các mẫu ván mỏng bị phân hủy (lão hóa) một phần do ảnh hưởng của tia UV kết hợp với nhiệt độ và quá trình phun mưa xói mòn. Sự ổn định của hóa chất trên lớp gỗ bề mặt sẽ được chứng minh thông qua độ giảm hấp thụ nước và mức độ ổn định màu sắc bề mặt gỗ trước và sau khi chạy QUV.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, trước khi chạy QUV ván mỏng được biến tính bằng DMDHEU, mDMDHEU, ES, QAS và CNSL có độ giảm hấp thụ nước sau 168 h lần lượt là 19,1%, 18,3%, 21,3%, 17,6% và 39,8%; sau khi chạy QUV, giá trị này đạt lần lượt là 34,3%, 33,4%, 27,1%, 29,7% và 48,3%. Màu sắc gỗ được giữ tương đối tốt đối với ván được biến tính bằng DMDHEU, mDMDHEU và ES với giá trị đạt lần lượt là 6,9%, 5,7% và 6,9%; ván được biến tính bằng CNSL và QAS có giá trị đạt lần lượt là 25,1% và 20% nhưng cũng rất khả quan khi so với mẫu đối chứng lên tới 42,2% sau khi chạy QUV. Ván mỏng sau khi biến tính có khả năng chống chịu thời tiết tốt, thể hiện qua độ tăng sức chống hút nước và độ ổn định màu sắc của ván.

Tạp chí NN&PTNT, 11/2014
Xem thêm
Bản quyền @ 2017 thuộc về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ
Địa chỉ: Số 02, Lý Thường kiệt, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại: 0292.3820674, Fax: 0292.3821471; Email: sokhcn@cantho.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Trần Đông Phương An - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Cần Thơ