Nghiên cứu công nghệ tạo hạt gỗ - nhựa từ phế liệu gỗ và nhựa tái chế polypropylen có bổ sung chất trợ tương hợp MAPP
Hạt gỗ - nhựa là nguyên liệu đầu vào chủ yếu của quá trình công nghệ sản xuất compozit gỗ nhựa bằng các phương pháp khác nhau như ép đùn, ép phẳng, ép phun, ép lăn,… Vì vậy, tính chất của compozit được tạo ra phụ thuộc rất lớn vào đặc tính của hạt gỗ nhựa.
Đề
tài nghiên cứu do tác giả Tạ Thị Phương Hoa – Trường Đại học Lâm nghiệp thực hiện,
nhằm nghiên cứu ảnh hưởng tỷ lệ chất trợ tương hợp MAPP đến tính chất hạt gỗ - nhựa từ bột gỗ
Keo tai tượng và nhựa tái chế polypropylen.
Xác
định ảnh hưởng của hàm lượng chất trợ tương hợp MAPP trong phạm vi 2%- 7% đến
tính chất hạt gỗ - nhựa: nhiệt độ nóng chảy và chỉ số chảy không có sự thay đổi
nhiều so với hỗn hợp gỗ- nhựa không có bổ sung MAPP. Tính chất cơ lý của hạt gỗ
- nhựa có bổ sung chất trợ tương hợp MAPP có chiều hướng tăng lên: độ bền kéo tăng
từ 16,75 MPa đến 19,45 MPa; độ bền uốn tăng từ 17,53 MPa đến 20,27 MPa. Độ hút
nước sau 30 ngày giảm từ 6,096% đến 2,8% và độ trương nở giảm từ 3,21% xuống
còn 2,83%.
Bổ
sung chất trợ tương hợp làm tăng khả năng dán dính giữa bột gỗ và nhựa, qua đó
các tính chất cơ lý của compozit đã tăng: độ bền kéo, độ bền uốn tăng lên, độ
hút nước, độ trương nở giảm xuống. Trên cơ sở phân tích các kết quả đạt được, tỷ
lượng MAPP hợp lý trong hỗn hợp gỗ - nhựa là 5% phần khối lượng. Đề xuất được
các bước công nghệ tạo hạt gỗ- nhựa từ phế liệu gỗ và nhựa tái chế polypropylen
làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất compozit gỗ- nhựa bằng các
phương pháp khác nhau.