Chuyên mục: Hoạt động của Mạng lưới TBT Việt Nam
Kỳ 1: Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tổ chức truyền thông về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Mạng lưới TBT Việt Nam
Công
tác “tuyên truyền, phổ biến kiến thức về TBT trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc
tế” là nhiệm vụ của Mạng lưới TBT Việt Nam đã được cụ thể hóa tại Đề án
444/QĐ-TTg ban hành năm 2005 và Đề án số 682/QĐ-TTg ban hành năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ. Theo đánh giá, các Điểm TBT trong Mạng lưới TBT Việt Nam làm
khá tốt công tác tuyên truyền tại giai đoạn 1 của Đề án từ năm 2005-2010. Các
Điểm TBT trong thời gian này đã tổ chức ít nhất một Hội nghị phổ biến kiến thức
về TBT hoặc thông qua các hình thức tuyên truyền khác để phổ biến kiến thức về
TBT trong ngành hoặc địa phương mình quản lý.
Trong
giai đoạn từ năm 2011-2015, vì thời gian Đề án 682 có hiệu lực vào cuối năm
2011 và sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, công tác tuyên truyền
chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Mặc dù Mạng lưới TBT Việt Nam được đánh giá là
rộng khắp, thông tin về TBT được đánh giá là hữu ích nhưng vì sao khi tiến hành khảo sát thông tin vẫn
có các doanh nghiệp phát biểu “không hiểu rõ về TBT hoặc không biết TBT là
gì?”.
Có
rất nhiều nguyên nhân từ 2 phía chủ quan và khách quan, có những nơi doanh nghiệp
không biết tại địa phương mình có điểm
TBT là nơi cun g cấp các thông tin về hàng rào kỹ thuật trong th ương mại, hoặc biết nhưng chưa thực sự hiểu thông tin về
TBT ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sản xuất, kinh doanh của mình, hoặc các
điểm TBT cung cấp, tuyên truyền
thông tin về TBT còn hạn chế, đối tượng tuyên truyền không đúng, phương
tiện và hình thức truyền thông chưa phù hợp….
Tất
cả những vấn đề trên đều rất cần khắc phục sớm hơn trong thời gian tới. Các Điểm
TBT cấp Bộ và địa phương cần phối hợp với các đơn vị liên quan chặt chẽ hơn nữa khi tổ
chức truyền thông về TBT, nhằm mang lại
lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp mà
còn cho cả người dân trong việc hiểu và nâng cao nhận thức về quyền lợi tiêu
dùng của chính họ.
Hơn bảy
năm trước đây, khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, doanh nghiệp Việt Nam
cũng hào hứng, phấn khởi vì có cơ hội tiếp cận các thị trường rộng lớn,
nhưng sau bảy năm nhìn lại, những kết quả đạt được không hề như mong đợi, thay
vào đó là những khó khăn, thách thức đối với doanh nghiệp lại rất lớn.
Ngoài
ra, doanh nghiệp hiểu biết ít, không sâu về những cam kết hội nhập quốc tế của
Việt Nam cũng như luật pháp, chính sách của các nước bạn hàng, các tổ chức kinh
tế quốc tế liên quan cũng là một hạn chế. Một trong những vấn đề mà khi gia nhập
WTO, nước thành viên nào cũng phải cam kết các vấn đề liên quan đến “hàng rào kỹ
thuật trong thương mại - TBT”. Một số trường hợp doanh nghiệp Việt Nam bị kiện
cá tra, cá ba sa, tôm, ống thép, da giầy... cho thấy doanh nghiệp Việt Nam cần
nắm rõ thông tin cụ thể về thị trường,
luật pháp của các nước để tránh bị khởi kiện tại thị trường nước ngoài.
Ngày
10/05/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 682/QĐ- về việc Phê duyệt Đề án thực thi Hiệp định hàng rào kỹ
thuật trong thương mại giai đoạn
2011 –
2015. Trong quyết định này có 6 dự án cần phải thực hiện triển khai trong giai đoạn 2011-2015 bao
gồm:
Dự
án 1: Hoàn thiện cơ sở pháp lý làm nền tảng cho hoạt động về hàng rào kỹ thuật
trong thương mại giai đoạn 2011 - 2015.
Dự
án 2: Xây dựng các biện pháp kỹ thuật để triển khai áp dụng trong hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu bảo đảm sự phù hợp với quy định của Hiệp định TBT và pháp luật
Việt Nam; không gây ảnh hưởng tới an toàn cho người, động vật, thực vật; bảo vệ
môi trường và tiết kiệm năng lượng.
Dự
án 3: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh và thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu.
Dự
án 4: Tăng cường trách nhiệm và năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước và tổ
chức kỹ thuật trong xây dựng và triển khai các biện pháp kỹ thuật trong thương
mại.
Dự
án 5: Duy trì và nâng cao năng lực Ban liên ngành TBT, Mạng lưới TBT Việt Nam.
Dự
án 6: Nâng cao hiệu quả của hoạt động phổ biến, tuyên truyền về vai trò và ảnh
hưởng của hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với sản xuất, kinh doanh và
tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa.
Mục
đích của Đề án TBT giai đoạn 2011-2015 là xây dựng và triển khai những giải
pháp nhằm góp phần vào việc thực hiện các chính sách vĩ mô trong phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người
tiêu dùng thông qua việc rà soát, xây dựng, bổ sung các biện pháp kỹ thuật; đồng
thời củng cố, nâng cao năng lực của các cơ quan, tổ chức của Việt Nam thực thi
các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Hiệp định TBT/WTO. Đảm bảo thực thi
nghĩa vụ theo cam kết WTO, bảo vệ quyền hợp pháp và lợi ích chính đáng của Việt
Nam tại các diễn đàn có liên quan.
Mặt
khác tạo luồng thông tin mạnh mẽ minh bạch về thị trường cũng như quy định của
các nước thành viên WTO giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin nhất trong quá
trình xuất nhập khẩu hàng hóa.
Kỳ
II. (tiếp theo)