Tìm hiểu thực tiễn tại Hoa Kỳ để củng cố cơ sở lý luận lựa chọn đối tác và lĩnh vực ưu tiên nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác KH&CN của Việt Nam đến năm 2020
Trong khuôn khổ của Đề tài khoa học Mã số KX.06.05/11-15 do TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) làm Chủ nhiệm và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hội nhập KH&CN quốc tế (VISTIP) chủ trì, ngày 19/3/2015 Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ký Quyết định số 486/QĐ-BKHCN thành lập Đoàn cán bộ đi công tác Hoa Kỳ do TSKH Nghiêm Vũ Khải làm Trưởng đoàn để tìm hiểu thực tiễn củng cố cơ sở lý luận lựa chọn đối tác và lĩnh vực ưu tiên nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác KH&CN Việt Nam đến năm 2020.
Cán bộ Văn phòng
hợp tác KH&CN Hoa Kỳ chụp ảnh chung với đoàn
Tham gia Đoàn
công tác còn có các nhà khoa học thuộc Đề tài KX.06.05/11-15, đại diện VISTIP
và Văn phòng đại diện KH&CN Việt Nam tại Washington DC, Hoa Kỳ.
Trong thời gian
công tác tại Hoa Kỳ từ ngày 17- 24/4/2015, đoàn công tác đã đến thăm và làm việc
với nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức KH&CN của Hoa Kỳ. Đó là Cơ quan Thương mại
và Phát triển Hoa Kỳ (USTDA), Văn phòng Hợp tác KH&CN- Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ,
Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Hoa Kỳ (NAS), Viện Quốc gia về Tiêu chuẩn và
Công nghệ (NIST) thuộc Bộ Thương mại, Quỹ khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NSF), Đại học
Colombia, Đại học Berkely cùng nhiều trường đại học, doanh nghiệp và tổ chức
KH&CN khác.
Tại Đại học
Colombia- nơi sản sinh ra hàng trăm sáng chế mỗi năm cũng như nơi có tỷ lệ khá ấn
tượng về thương mại hóa các kết quả nghiên cứu thành công tại Hoa Kỳ để trao đổi
và tìm hiểu kinh nghiệm kết nối 3 nhà (Nhà khoa học, Nhà nước và Nhà doanh nghiệp)
thông qua quá trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu.
Tại Văn phòng hợp
tác KH&CN thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ- nơi nghiên cứu và đề xuất các định hướng
ưu tiên hợp tác KH&CN với Việt Nam cũng như đầu mối phía Hoa Kỳ trong Ủy
ban Liên Chính phủ về hợp tác KH&CN Việt Nam và Hoa Kỳ, đoàn đã tìm hiểu định
hướng ưu tiên hợp tác KH&CN giữa Hoa Kỳ với các nước châu Á, đặc biệt giữa
Hoa Kỳ với Việt Nam.
Trong các cuộc
làm việc với những cơ quan hoạch định chính sách và nghiên cứu hàng đầu của Hoa
Kỳ nêu trên, đoàn đã tìm hiểu cách thức vận hành và quản lý chương trình nghiên
cứu đổi mới doanh nghiệp, nghiên cứu chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp
vừa và nhỏ của Hoa Kỳ (SBIR/STTR); thảo luận cách thức tăng cường các dự án hợp
tác KH&CN từ nguồn tài trợ đa dạng của Hoa Kỳ mà Việt Nam có thể tiếp cận.
Đoàn đã gặp gỡ
nhiều nhà trí thức Việt kiều- những người có kinh nghiệm và quan hệ rộng trong
cộng đồng KH&CN Hoa Kỳ để giải đáp những thắc mắc, băn khoăn liên quan đến
hoạt động chuyển giao công nghệ, đầu tư phát triển công nghệ và nghiên cứu tại
Việt Nam cũng như các cơ hội đầu tư KH&CN tại Việt Nam...Đặc biệt, trong
chuyến công tác, Đoàn cũng có những buổi trao đổi với các cơ quan đại diện Việt
Nam ở Hoa Kỳ như Phái đoàn Đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên hiệp quốc
ở New York, Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Washington DC và San
Francisco cũng như các Văn phòng đại diện KH&CN Việt Nam tại Hoa Kỳ. Đoàn
đã đề nghị các cơ quan nêu trên hết sức giúp đỡ các cán bộ và cơ quan đại diện
KH&CN cũng như các tổ chức, nhà khoa học, trí thức Việt Nam và Hoa Kỳ tăng
cường hợp tác nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển năng lực KH&CN Việt
Nam phục vụ phát triển đất nước.
Thông qua các buổi
làm việc, Đoàn công tác đã thu được nhiều thông tin bổ ích góp phần củng cố cơ
sở lý luận cho việc lựa chọn đối tác và lĩnh vực ưu tiên hợp tác KH&CN của
Việt Nam, hoàn tất cho kết quả của Đề tài KX.06.05/11-15. Chuyến công tác cũng
tạo dựng thêm nhiều quan hệ hợp tác cũng như mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa
các đối tác Hoa Kỳ với các đối tác Việt Nam thông qua các Văn phòng đại diện
KH&CN Việt Nam tại Hoa Kỳ và đặc biệt thông qua cầu nối là Trung tâm Nghiên
cứu và Phát triển hội nhập KH&CN quốc tế (VISTIP).