Thúc đẩy hoạt động thương mại hóa tài sản trí tuệ
Ngày 13/7, tại Hà Nội, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy hoạt động thương mại hóa tài sản trí tuệ của Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam”.
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm
Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo, cán
bộ Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN; đại diện lãnh đạo, nhà
khoa học của các đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, các nhà
khoa học nhiều lĩnh vực ngoài Viện Hàn lâm đã tham gia khóa học tại Vương quốc
Anh trong Quỹ Newton.
Hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ kinh
nghiệm từ các nhà khoa học, các nhà quản lý và các nhà doanh nghiệp đã có thành
công trong hoạt động đổi mới sáng tạo, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu
KH&CN. Đồng thời, hội thảo cũng là cơ hội để tiếp cận kiến thức khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo giữa các nhà khoa học trong Viện với các doanh nghiệp
KH&CN đã được đào tạo thông qua Quỹ Newton.
Tại Hội thảo các đại biểu đã cùng chia sẻ
thông tin về hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo của Viện Hàn lâm KH&CN
Việt Nam; mô hình hệ sinh thái khởi nghiệp và thương mại hóa kết quả nghiên cứu
khoa học; mô hình và cơ chế phát triển các doanh nghiệp KH&CN; một số rào
cản và giải pháp thực tiễn trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng
dụng; quy trình thương mại hóa kết quả nghiên cứu…
Viện
Hàn lâm KH&CN Việt Nam là một cơ quan khoa học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh
vực hàng đầu của cả nước trong lĩnh vực khoa học tự nhiên với đội ngũ cán bộ
KH&CN có trình độ chuyên môn cao, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đạt
trình độ tiên tiến trên thế giới. Mặc dù hoạt động chuyển giao công nghệ đã
được tăng cường hơn trước, song thương mại hóa công nghệ vẫn còn yếu, chưa đồng
bộ và tồn tại nhiều hạn chế.
Một
trong những nguyên nhân dẫn đến hoạt động thương mại hóa còn yếu đó là chưa
quản lý được tài sản trí tuệ, các tác giả tự chuyển giao kết quả nghiên cứu.
Nhiều sáng chế công nghệ chưa hoàn thiện, đòi hỏi một quá trình đầu tư lâu dài
mới có thể ứng dụng, khai thác thương mại được. Bên cạnh đó, một số tác giả
sáng chế quá thận trọng trong việc hợp tác và chưa sẵn sàng chuyển giao công
nghệ. Họ muốn nhanh chóng thu lợi ích từ việc chuyển giao sáng chế công nghệ,
không muốn hợp tác chung tay phát triển công nghệ với nhà đầu tư.
Được
biết, theo “Quy hoạch tổng thể phát triển Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
năm 2011, đến năm 2020, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam ngoài nhiệm vụ đẩy mạnh
thương mại hóa sản phẩm KH&CN, góp phần phát triển thị trường KH&CN còn
phải khuyến khích các hoạt động ươm tạo công nghệ, phát triển 15 doanh nghiệp
KH&CN.
Nhận
thức rõ điều này, Viện Hàn lâm đã thực hiện nhiều các chương trình, dự án và đã
thu được nhiều kết quả nghiên cứu về khoa học cơ bản cũng như phát triển các
công nghệ phù hợp với điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Đến nay, Viện đã có hàng
trăm kết quả nghiên cứu được công nhận sở hữu trí tuệ. Đặc biệt, trong 5 năm
gần đây đã có 33 phát minh sáng chế, 26 giải pháp hữu ích, trên 120 sản phẩm có
khả năng thương mại hóa ở các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, y tế, môi
trường… Ngoài ra, Viện đang chủ trì hai chương trình lớn là Chương trình Vũ trụ
và Chương trình Tây Nguyên 3. Các nhà khoa học trong Viện đang chủ trì nhiều đề
tài, dự án hợp tác quốc tế trong các nghiên cứu tự nhiên. Đây là các tài sản
trí tuệ đã, đang và sẽ đăng ký sở hữu trí tuệ.
www.truyenthongkhoahoc.vn (ttncac)