Bộ trưởng Nguyễn Quân: Đã đến lúc không thể che dấu yếu kém về sở hữu trí tuệ
Nếu không làm quyết liệt thì không thể đáp ứng được yêu cầu rất cao của TPP. Vì vậy, đã đến lúc không thể che dấu được những yếu kém về tất cả những vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ (SHTT).
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân trả lời
phỏng vấn của Chất lượng Việt Nam
Nhân
việc Việt Nam kết thúc đàm phán TPP với các nước, Bộ trưởng Bộ khoa học và Công
nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân đã dành cho PV Chất lượng Việt Nam phỏng
vấn về hội nhập SHTT trong TPP.
Bộ
trưởng đánh giá thế nào việc thực thi quyền và bảo hộ quyền SHTT
hiện nay ở Việt Nam cũng như thách thức đặt ra khi gia nhập TPP về SHTT?
Bộ
trưởng Nguyễn Quân: Hiện nay hệ thống thực thi SHTT còn rất yếu,
chúng ta làm rất tốt khâu xác lập quyền với sự hỗ trợ của tổ chức
SHTT thế giới, của Tổ chức SHTT Nhật Bản, của JICA. Trong mười mấy
năm qua, chúng ta đã xây dựng hệ thống để xác lập quyền và đáp ứng
nhu cầu của doanh nghiệp mặc dù còn một số trục trặc nhưng về cơ bản là
làm tốt việc này tuy nhiên hệ thống thực thi quyền còn yếu kém vì năng lực và
kinh nghiệm của bộ máy của chúng ra chưa được xây dựng phù hợp.
Ví
dụ như khi xảy ra tranh chấp giữa doanh nghiệp liên quan đến SHTT, nhãn hiệu
hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, chúng ta chưa có tòa án chuyên ngành về
SHTT, các tòa án dân sự gần như không có thẩm phán về SHTT, nên gần như chưa
xử được các tranh chấp mà chủ yếu do cơ quan quản lý nhà nước thụ lý và giải
quyết, các doanh nghiệp chấp nhận kết luận hành chính của các cơ quan nhà
nước. Nhưng ngay khi họ không đồng ý với kết luận của cơ quan nhà nước
và khởi kiện ra tòa dân sự, tòa kinh tế thì chúng ta lại không thể
giải quyết được.
Để
giải quyết việc đó bên cạnh phải có thẩm phán đào tạo chuyên ngành
còn phải có tổ chức giám định, tổ chức dịch vụ trong ĩnh vực này, giám định
vi phạm về SHTT của doanh nghiệp làm căn cứ để toàn có thể đưa ra quyết
định cuối cùng. Hiện nay đội ngũ giám định viên về SHTT còn kiêm tốn, các
tổ chức có chức năng làm giám định SHTT gần như chưa có. Hiện nay Bộ
KH&CN mới chỉ có một tổ chức duy nhất là Viện Khoa học SHTT.
Chúng
ta cũng kêu gọi các tổ chức cá nhân tham gia vào thành lập tổ chức giám
định nhưng cho đến nay chưa có tổ chức cá nhân nào có thể đứng ra làm được
việc này. Cho nên khâu thực thi quyền vẫn là lo ngại lớn nhất khi tham gia TPP
vì khi làn sóng đầu tư nước ngoài hoặc hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam,
việc tranh chấp SHTT sẽ bùng nổ, lúc đó nếu chúng ta không có hệ thống thực
thi quyền đầy đủ, chúng ta không giải quyết được, rất có thể chúng ta bị
những chế tài của TPP buộc ta phải chịu thiệt thòi cho doanh nghiệp nước
ngoài.
Đồng
thời hiện nay những vi phạm về SHTT ở Việt Nam đang xử lý bằng sử
phạt hành chính, nhưng theo TPP, phải chuyển sang xử lý hình sự. Bộ
Luật hình sự Quốc hội đang xem xét sắp tới sẽ thông qua trong kỳ họp
tới này. Chúng ta mới thông qua Luật nhưng sắp tới chúng ta phải xem
xét sửa đổi toàn bộ luật hình sự trong đó phải quy định rõ tội danh liên
quan đến SHTT và có khung hình phạt với tội danh này. Tất nhiên xử lý hình
sự không phải mọi hành vi vi phạm đều phải phạt tù, có thể vẫn là phạt
hành chính, có thể là mức độ cảnh cáo, phạt tiền nhưng vẫn có một số
hành vi vi phạm đến mức độ nhất định phải phạt tù cả pháp nhân lẫn cá
nhân, cho nên khối lượng công việc chúng ta phải chuẩn bị rất lớn để thực thi
bảo hộ SHTT, nhất là với doanh nghiệp trong TPP.
Hiện
nay doanh nghiệp Việt Nam sử dụng phần mềm không bản quyền, khi gặp trường hợp
như vậy thì thách thức như thế nào đối với hoạt động của doanh nghiệp?
Bộ
trưởng Nguyễn Quân: Hiện nay chúng ra sử dụng một số phần mềm phần
mềm không bản quyền giúp doanh nghiệp việt nam đỡ tốn kém chi phí bản
quyền, do vậy sự cạnh tranh có lợi thế dù là lợi thê không hợp pháp.
Khi tham gia TPP không thể trốn tránh việc sử dụng phần mềm bản quyền, chi phí
doanh nghiệp tăng lên, sức cạnh tranh giảm đi. Chưa kể bản quyền phần mềm
chỉ là một phần của bản quyền, sắp tới chúng ta phải lo những việc vi
phạm khác nữa như nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn
địa lý, sáng chế, …tất cả cái đó trong quá khứ chúng ta chưa phải chịu sức
ép lớn.
Chúng
ta xử phạt hành chính hoặc là chúng ta đưa ra tòa xử nhưng không phán
quyết được, các doanh nghiệp nhiều khi chấp nhận kết luận của cơ quan
hành chính nhưng sắp tới chắc chắn sẽ được đẩy lên mức độ cao hơn
và như vật những doanh nghiệp vi phạm về SHTT nói chung và pháp luật
nói riêng sẽ đứng trên bờ vực phá sản, giải thể, nếu như không được
chuẩn bị tốt sẽ rất khó khăn.
Việc
thực thi quyền SHTT liên quan đến phần mềm và sở hữu công nghiệp hiện có
nhiều tồn tại, khi thay đổi chính sách sẽ gặp tình trạng bất cập, hội
nhập không kịp với TPP… Bộ trưởng có đánh giá gì về vấn đề này?
Bộ
trưởng Nguyễn Quân: Chúng ta có thời gian từ khi kí đến khi Hiệp
định có hiệu lực thời gian khá dài khoảng 2 năm. 2 năm đó là để chuẩn
bị, đồng thời khi có hiệu lực chúng ta cũng đàm phán được một số
điều khoản có thời gian chuuyển tiếp có thể kéo dài thêm 3-5 năm,
thậm chí có những nội dung có thể kéo dào 10 để có thời gian chuẩn
bị.
Tôi
nghĩ nếu doanh nghiệp khẩn trương, tích cực sẽ ứng phó được với tình
trạng như vậy. Tuy nhiên nếu không làm quyết liệt thì không thể đáp
ứng được yêu cầu rất cao của TPP, vì vậy mà đã đến lúc không thể
che dấu được những yếu kém về tất cả những vấn đề liên quan đến
SHTT. Ngay cả những nước phát triển hơn chúng ta, tình trạng vi phạm
bản quyền còn rất phổ biến.
Ví
dụ như Trung Quốc tình trạng vi phạm bản quyền vô cùng lớn được coi
là hàng đầu thế giới nhưng họ chưa tham gia TPP. Chế tài của WTO, song
phương không qua khắt khe nhưng đối với TPP thì chặt chẽ nên nếu chúng
ta vi phạm thì ngoài việc giữa các doanh nghiệp cạnh tranh, kiện cáo
lẫn nhau. Ở tầm quốc gia, các quốc gia có thể đưa nhau ra tòa án đặc
biệt của TPP. Khi tòa án phán quyết Chính phủ các nước đều phải tuân
thủ, nên chế tài TPP nặng hơn và như vậy chúng không thể lẩn tránh
được cứ tiếp tục vi phạm SHTT như trước đây.
Hiện
nay, doanh nghiệp cũng như các cơ quan nhà nước phải đối mặt với những
việc này, chúng ta phải hết sức quyết liệt, làm rất nghiêm túc, làm sao hạn
chế tối đa tranh chấp, vừa để bảo vệ donah nghiệp Việt Nam, hàng hóa Việt
Nam nhưng phải tuân thủ những quy định đã cam kết với TPP.