Chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam - động lực phát triển thương mại bền vững
Sáng 11/11 tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đã tổ chức Hội thảo Khởi động Dự án “Hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam”.
Hội
thảo hỗ trợ phát triển chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam
Nằm trong bối cảnh Việt Nam vừa hoàn thiện
hệ thống pháp lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý- luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) 2005,
và sự tham gia thỏa thuận quốc tế về SHTT, đặc biệt khi nước ta có lợi thế về
điều kiện tự nhiên, nhiều nông lâm thủy sản đặc biệt, tiểu thủ công nghiệp mang
đậm nét văn hóa, dân tộc, việc xây dựng và phát triển chỉ dẫn địa lý trở thành
một công cụ quan trọng được Chính phủ, Bộ, ngành và địa phương lựa chọn để bảo
hộ nông sản.
Theo Cục SHTT – Bộ KH&CN, dự án Hỗ trợ
phát triển chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam sẽ được giao cho Liên danh Quốc tế triển
khai bao gồm: Trung tâm Phát triển Nông thôn – Viện Chính sách và Chiến lược
Phát triển nông thôn (RUDEC); Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông
nghiệp - Viện Cây lương thực và Cây ăn quả (CASRAD); Trung tâm Hợp tác quốc tế
nghiên cứu nông nghiệp vì sự phát triển, Cộng hòa Pháp (CIRAD).
Thứ
trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh cho biết: Việt Nam đang bước vào thời kỳ
phát triển mới, trên nền tảng và những kết quả tích cực đạt được của 30 năm đổi
mới. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách quan trọng
nhằm tạo sự đột phá trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là Nghị
quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hàng Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn và Quyết định số 899/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững... cùng với nhiều chính sách cụ thể của ngành nông nghiệp và
ngành khoa học công nghiệp.
"Tuy
nhiên, hiện nay chúng ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn về thể chế chính sách và
thực tiễn khai thác sản phẩm trong thương mại. Các mô hình quản lý chỉ dẫn địa
lý còn gặp nhiều khó khăn, sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tham gia vào thị trường
còn chưa nhiều, chưa có các dấu hiệu nhận diện chỉ dẫn địa lý làm cơ sở để
người tiêu dùng nhận biết trên thị trường. Do vậy, chúng ta cần có sự nhìn nhận
và đánh giá nghiêm túc về vai trò và sự cần thiết của vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa
lý. Bởi nó không những là công cụ để bảo vệ giá trị của sản phẩm mà còn là động
lực cho quá trình phát triển thương mại bền vững" - Thứ trưởng Trần Việt
Thanh nhấn mạnh.
Đại diện Cơ quan Phát triển Pháp, Ông Bruno
Vindel – Phụ trách Quỹ Tăng cường năng lực thương mại cũng cho biết: "Việc
hình thành tổ chức tăng cường chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam xuất phát từ hai lí do,
đó là chỉ dẫn địa lý là một công cụ mạnh bao hàm lĩnh vực quan trọng phát triển
nông nghiệp, công nghiệp và đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp và khu vực tư
nhân.
Bên cạnh đó, ông Bruno Vindel cũng chỉ ra mục tiêu chính của việc phát triển
chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam là hỗ trợ quá trình phát triển trong thương mại và
toàn cầu. Trong đó, hệ thống chỉ dẫn địa lý cần dựa vào hai trụ cột chính: phát
triển kinh tế năng động của địa phương và chính sách pháp lý hỗ trợ của cấp
Quốc gia. “Hệ thống chỉ dẫn địa lý không thể phát triển được nếu không có khuôn
khổ pháp lý hiệu quả. Các chính sách ở cấp Trung ương cần được kiểm soát một
cách chặt chẽ.” Ông Bruno Vindel khẳng định.
Tính đến thời điểm này, dự án Hỗ trợ phát
triển chỉ dẫn địa lý đã được xây dựng trong một thời gian khá dài, được chuẩn
bị kỹ lưỡng qua nhiều đợt tham vấn giữa các bên, cả về nội dung, phương pháp và
cách thức triển khai. Dự án đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt và Cơ quan
Phát triển Pháp đồng ý để tiến hành đợt giải ngân đầu tiên. Trong đó, hai tỉnh
Quảng Trị và Bình Phước sẽ là hai địa phương thí điểm dự án này. Do hai địa
phương này có những sản phẩm chủ lực trong xuất khẩu như sản phẩm điều, tiêu,..
Để dự án phát triển thành công, Thứ trưởng
Trần Việt Thanh đề xuất một số đề nghị, hy vọng trong 3 năm tới, dự án sẽ đạt
được mục tiêu đề ra, góp phần thay đổi và thúc đẩy sự phát triển chỉ dẫn địa lý
ở Việt Nam, cả về thể chế, chính sách và thực tiễn.
Theo đó, đề nghị Cơ quan Phát triển Pháp và
Cơ quan Kinh tế - Đại sứ Pháp sẽ tiếp tục tạo điều kiện, hỗ trợ Ban quản lý dự
án và các thành viên Liên danh tổ chức triển khai hiệu quả dự án; thứ hai là
mong các Bộ, ngành tạo điều kiện, phối hợp với Bộ KH&CN trong triển khai dự
án, đặc biệt là hoạt động xây dựng cơ chế, thể chế mới trong phát triển chỉ dẫn
địa lý của Việt Nam.
Thứ trưởng cũng đề nghị sự cam kết ủng hộ, phối hợp,
hỗ trợ và hợp tác của 2 tỉnh là Bình Phước và Quảng Trị trong quá trình triển
khai dự án và cuối cùng là đề nghị các thành viên Liên danh, các chuyên gia tập
trung nguồn lực, đặc biệt về nhân sự, thời gian để triển khai dự án, dành sự ưu
tiên cao nhất cho dự án nhằm đáp ứng được về tiến độ và kết quả dự án.
www.truyenthongkhoahoc.vn (thkhanh)