Để tự bảo vệ - Doanh nghiệp cần nâng cao hiểu biết về phòng vệ thương mại
Đó là ý kiến chia sẻ của các chuyên gia tại hội nghị “Kinh nghiệm ứng phó và sử dụng hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ sản xuất trong nước” diễn ra sáng nay (16/12), do Cục Quản lý Cạnh tranh (VCA) - Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) tổ chức. Ông Nguyễn Phương Nam- Phó Vụ trưởng VCA và ông Nguyễn Văn Sưa- Phó Chủ tịch VSA chủ trì hội nghị.
Nhận
thức về phòng vệ còn hạn chế
Phát biểu khai mạc hội
nghị, ông Nguyễn Phương Nam- Phó Vụ trưởng VCA cho biết: Trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế sâu rộng các vụ việc phòng vệ thương mại (bao gồm chống bán phá
giá, chống trợ cấp, tự vệ) áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày
càng gia tăng. Trong khi đó, các doanh nghiệp (DN) sản xuất trong nước cho đến
nay chưa thực sự quan tâm đến công cụ hữu ích này để bảo vệ lợi ích hợp pháp của
mình. Một phần do nhận thức và hiểu biết về vấn đề phòng vệ thương mại (PVTM)
còn hạn chế, giới hạn về nguồn lực cũng như tài chính. Một số hiệp hội/ngành
hàng chưa đủ khả năng tập hợp DN cùng khởi kiện; thiếu văn phòng luật sư và đơn
vị tư vấn trong nước giàu kinh nghiệm về vấn đề phòng vệ thương mại, dẫn đến nhận
biết cũng như thắng kiện hết sức khó khăn.
Để thành công hơn
trong phòng vệ thương mại, VCA đã tổ chức tới hàng trăm cuộc hội thảo để
đánh giá, cũng như đưa ra kinh nghiệm… trong việc phòng vệ thương mại, nhưng đến
nay có tới 64% DN trả lời có nghe thấy PVTM, 16% DN trả lời không biết PVTM, số
còn lại biết mập mờ. Đây là những con số đáng buồn bởi nhận thức của các DN sản
xuất trong nước về PVTM còn rất mập mờ.
Bên cạnh đó, các DN
dù có biết nhưng rất e ngại những vấn đề liên quan đến kiện tụng, ngại cung cấp
thông tin, mặc dù thông tin DN được bảo mật theo quy định của WTO. Chưa kể tới
DN cung cấp thông tin còn không đúng, thậm chí phá giá gây bất lợi cho
nhau tại thị trường xuất khẩu. Trong khi, DN càng cung cấp số liệu cụ thể bao
nhiêu thì càng có lợi, vì đó là cơ sở để Cục Quản lý cạnh tranh nghiên cứu, bảo
vệ DN.
Ông Vũ Văn Thanh- Phó
Tổng giám đốc Tập đoàn Hoa Sen chia sẻ, DN sản xuất trong nước đang chịu sức
ép lớn từ hàng nhập khẩu, hàng giả, hàng nhái. Trong khi phần lớn các nước
nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam rất thành thạo áp dụng những công cụ PVTM thì
các công cụ này vẫn còn khá xa lạ với DN Việt Nam. Nhiều DN chưa nhận thức được
các biện pháp PVTM là công cụ bảo vệ ngành nghề, lĩnh vực của mình được nhà nước
cho phép áp dụng; chưa chủ động nộp đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp PVTM,
không đầu tư nguồn lực cũng như quan tâm đúng mức đến vấn đề này. Nhiều DN Việt
Nam chưa nắm rõ quy định của Việt Nam, của WTO và các nước về PVTM, dẫn đến lựa
chọn các biện pháp PVTM không phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu bắt buộc của
pháp luật, mất nhiều thời gian cho quá trình chuẩn bị đơn kiện…
Theo ông Tô Thái
Ninh- Phó trưởng phòng, Phòng Điều tra vụ kiện PVTM của DN trong nước- Cục Quản
lý cạnh tranh: Từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay đã có 11 FTA được ký với
các nước thành viên, Việt Nam đã nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng, lợi
ích trong việc ký kết và tham gia các Hiệp định thương mại tự do. Tuy
nhiên. theo ông Ninh, bên cạnh những cơ hội thì việc hội nhập sẩu ộng với kinh
tế thế giới cũng đem đến nhiều thách thức, một trong thách thức lớn
nhất hiện nay là cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt giữa hàng sản xuất trong
nước và hàng nhập khẩu. Hàng nhập khẩu rất có lợi thế bởi được cắt giảm thuế
quan, lại có chất lượng tốt, giá bán rẻ nên dễ chiếm lĩnh được thị trường. Sản
phẩm sản xuất trong nước, do chất lượng cũng như giá bán rất khó cạnh tranh được
với hàng nhập khẩu, nên rất dễ mất dần chỗ đứng trên sân nhà.
Chung
tay bảo vệ sản xuất trong nước
Ông Vũ Văn Thanh chia
sẻ: Không ai có thể hiểu rõ nhất ngành nghề mình đang kinh doanh bằng chính
mình, vấn đề là phải cởi bỏ tâm lý e ngại khi phải cung cấp số liệu cho Cục QLCT,
bởi theo quy định của WTO các số liệu sản lượng, thị phần, doanh thu, lợi nhuận,
đầu tư… sẽ được bảo mật và phải được DN cung cấp thật cụ thể, thật chính
xác. Nếu không cung cấp các số liệu này cho Cục QLCT thì việc hỗ trợ cho các
DN sẽ rất khó khăn. Các DN nên cởi bỏ vấn đề này và xem đây là cơ
quan hỗ trợ trong các vấn đề có liên quan đến PVTM. Ngoài ra, khi đi kháng kiện
ở các cơ quan nước ngoài, các DN nên thông báo ngay với Cục QLCT để có những
giải pháp kịp thời hỗ trợ DN, trong đó, các DN cần chú ý, theo quy định của
TWO, muốn đứng đơn kiện, nguyên đơn phải chiếm ít nhất 25% thị phần, trong khi
DN Việt Nam đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khó có thể đáp ứng được
yêu cầu này.
Theo ông Nguyễn Văn
Sưa- Phó Chủ tịch VSA: Đối với ngành thép, so với các nước thì DN Việt
Nam đi sau nên kinh nghiệm về PVTM chắc chắn thua DN nhiều quốc gia khác.
Do đó, các DN cần đầu tư nhiều hơn về tài chính, thời gian để học hỏi thật
nhanh, nghiên cứu thật sâu và không nên bi quan về vấn đề nguồn lực. Vấn đề
chính là phương pháp và cách thức tổ chức cần luôn phải chủ động. Nếu được các
DN dành sự quan tâm đặc biệt đến PVTM thì mọi khó khăn sẽ vượt qua.
Tại hội nghị, nhiều ý
kiến chuyên gia cùng cho rằng, để bảo vệ chính mình trước sân chơi hội nhập,
trước hết các DN cần phải nâng cao hiểu biết về PVTM để bảo vệ mình, chủ động
thu thập thông tin về các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài, cũng như là các
nhà sản xuất trong nước, tích cực phối hợp, hợp tác với cơ quan điều tra trong
suốt vụ việc, phối hợp chặt chẽ với hiệp hội, DN thành viên, liên minh có cùng
lợi ích tại nước sở tại như các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng, nhà phân phối,
chế biến, chủ động giữ liên lạc với cơ quan Nhà nước để được hỗ trợ, sử dụng
chuyên gia tư vấn và luật sư, vận động hành lang, quan hệ công chúng, tổ chức
công tác kháng kiện và đa dạng hóa thị trường, sản phẩm.
“Chống
bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ là các công cụ phòng vệ thương mại được
WTO chấp nhận sử dụng để bảo vệ nền sản xuất của mỗi quốc gia.”
|