Đổi mới chính sách hợp tác quốc tế về KH&CN của Việt Nam
Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, đẩy mạnh cải cách trong nước, trọng tâm là đột phá về thể chế. Đổi mới thể chế và chính sách hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ (KH&CN) góp phần cho KH&CN thực sự là động lực phát triển kinh tế xã hội.
GS.TS.
Đỗ Hoài Nam báo cáo kết quả Đề tài
GS. TS. Đỗ Hoài Nam, Chủ nhiệm Đề tài “Nghiên cứu chính
sách hợp tác quốc tế về KH&CN với một số quốc gia chủ yếu và đề xuất kiến
nghị xây dựng chính sách hợp tác quốc tế về KH&CN của nước ta trong thời kỳ
mới” mã số KX.06.08/11-15 cho biết như trên tại buổi nghiệm thu cấp Nhà nước diễn
ra ngày 20/01.
Chính sách KH&CN có tác động tích cực đến tăng trưởng
TFP. Tuy nhiên, chi tiêu ngân sách cho KH&CN ở Việt Nam còn quá thấp cùng
những rào cản về thể chế, chính sách. Trong bối cảnh nguồn nhân lực nhà nước
còn hạn chế thì việc khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào hoạt động này cần
được đẩy mạnh, đặc biệt thông qua các mối liên kết giữa trường đại học và doanh
nghiệp.
Những nguyên nhân vì cơ chế, chính sách luôn là một trong
những lý do được viện dẫn cho những bất cập hiện hành. Trong hoàn cảnh đó, tiến
hành đổi mới sáng tạo ở cấp độ bao trùm nhất là đổi mới về thể chế và chính
sách, trong đó có đổi mới quá trình hoạch định chính sách hợp tác quốc tế về
KH&CN là yêu cầu cấp thiết.
Trong giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 có nhiều yếu tố
mới tác động đến sự phát triển và hội nhập quốc tế về KH&CN của Việt Nam: Bối
cảnh quốc tế mới sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế; xu thế mới
trong KH&CN (kinh tế xanh, năng lượng sạch, công nghệ sinh học, vật liệu mới,
công nghệ thông tin, công nghệ vũ trụ… ); thị trường KH&CN toàn cầu; điều
chỉnh chiến lược và chính sách phát triển KH&CN của các quốc gia; đòi hỏi đất
nước phải gia tăng hàm lượng KH&CN; tái cấu trúc nền KH&CN để gắn kết tốt
giữa hội nhập quốc tế về KH&CN.
Trước thực trạng trên, Đề tài đã xây dựng khung lý luận,
phân tích thực tiễn và chắt lọc kinh nghiệm thế giới, từ đó đề xuất, kiến nghị
một số nội dung chủ yếu của chính sach hợp tác quốc tế về KH&CN của nước ta
nhằm góp phần tạo bước phát triển đột phá về KH&CN, bảo đảm cho KH&CN
thực sự là động lực để phát triển nhanh và bền vững đất nước. Đề tài đã phân
tích cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng chính sách hợp tác quốc
tế về KH&CN ở nước ta đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; xu hướng phát
triển và hội nhập quốc tế về KH&CN của một số quốc gia trên thế giới trong
bối cảnh toàn cầu hóa. Đồng thời, Đề tài đã nêu được thực trạng hợp tác quốc tế
về KH&CN của Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2015.
Trên cơ sở phân tích, nhóm nghiên cứu đã đề ra một số giải
pháp về thể chế và chính sách phát triển KH&CN giai đoạn 2016 – 2020, tầm
nhìn 2030. Cụ thể là, chuyển sang thể chế thị trường đối với mọi hoạt động
nghiên cứu và phát triển của các tổ chức KH&CN; tạo điều kiện cho thị trường
KH&CN vận hành; xây dựng hệ thống pháp luật có liên quan đến sự phát triển
của KH&CN; đổi mới chính sách đầu tư cho KH&CN theo hướng thực sự coi đầu
tư của nhà nước cho KH&CN là đầu tư cho phát triển…
Đổi mới cơ chế và cách thức hợp tác quốc tế về KH&CN
gồm: đổi mới cơ chế và cách thức thực hiệp hợp tác cấp nhà nước; hợp tác giữa
doanh nghiệp, trường đại học và các đơn vị nghiên cứu thực nghiệm.
Tại buổi nghiệm thu, Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đã
đánh giá cao những kết quả Đề tài đạt được và khẳng định đây thực sự là một tài
liệu tham khảo hữu ích cho các nhà lãnh đạo và quản lý, hoạch định chính sách
các cấp và doanh nghiệp.
Hội đồng nghiệm thu đã đánh giá Đề tài đạt loạt Xuất Sắc.
www.truyenthongkhoahoc.vn(lntrang)