Nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình công nghệ sinh thái trong quản lý dịch hại trên lúa tại TP. Cần Thơ”
Ngày 27/01/2016, Sở Khoa học và Công nghệ TP. Cần Thơ đã tổ chức hội đồng nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình công nghệ sinh thái trong quản lý dịch hại trên lúa tại TP. Cần Thơ” do Ths. Trần Thị Kim Thúy làm chủ nhiệm, Chi cục Bảo vệ thực vật làm cơ quan chủ trì.
Mục tiêu của đề tài là xây dựng qui trình kỹ thuật hướng
dẫn nông dân “Xây dựng mô hình công nghệ sinh thái trong quản lý dịch hại” trồng
cây có hoa nhằm thu hút, dẫn dụ thiên địch trong phòng trừ rầy nâu, sâu cuốn lá
trên lúa; xây dựng nhóm nông dân được chuyển giao và ứng dụng quy trình mô hình
“công nghệ sinh thái”, đồng thời hướng dẫn nông dân giảm sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật, giảm áp lực bệnh, tăng hiệu quả kinh tế từ 5-10% so với ruộng của
nông dân ở 6 xã của 3 huyện là Thới Lai, Cờ Đỏ và Phong Điền – Thành phố Cần
Thơ.
|
Ths.
Trần Thị Kim Thúy báo cáo kết quả dự án trước Hội đồng khoa học |
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra cơ bản và đánh giá
tác động của dự án; hình thành nhóm nông dân tham gia dự án; tập huấn kỹ thuật
mô hình công nghệ sinh thái; xây dựng mô hình trình diễn; xác định bán kính hoạt
động của thiên địch xuất hiện trên ruộng mô hình và ruộng nông dân; tập huấn và
thảo luận nhóm định kỳ trong vụ; triển khai các điểm trình diễn bổ sung; tổ chức
hội thảo đầu bờ.
|
Các
thành viên Ban chủ nhiệm dự án |
Kết quả nghiên cứu cho thấy, qua 03 vụ thực hiện mô hình ứng
dụng Công nghệ sinh thái đã hình thành được 18 nhóm nông dân để chuyển giao quy
trình ứng dụng Công nghệ sinh thái, tập huấn 18 cuộc tập huấn đầu vụ tại 03 huyện
với hơn 540 nông dân tham dự và được tập huấn kỹ thuật về lợi ích trồng cây có
hoa trên bờ ruộng.
Các loài thiên địch chính của rầy nâu như bọ xít mù xanh
(Cyrtorhinus lividepennis), kiến ba khoang ( Paederus fuscipes), nhện sói
(Pardosa pseudoannulata), nhện chân dài (Tetragnatha spp.), Ong cự vàng ký sinh,…
tích lũy và gia tăng mật số thiên địch ngay từ đầu vụ ở ruộng mô hình có trồng
hoa và duy trì mật số thiên địch cao hơn ruộng đối chứng; mật số thiên địch duy
trì với mật số cao vào giai đoạn đẻ nhánh đến giai đoạn đòng-trổ và có chiều hướng
giảm vào giai đoạn lúa chín.
Tại 11/18 mô hình ứng dụng Công nghệ sinh thái không sử dụng
thuốc trừ sâu trong suốt vụ lúa giảm từ 2-3 lần phun/vụ; các mô hình còn lại chỉ
sử dụng duy nhất 01 lần thuốc trừ sâu trong suốt vụ lúa, giảm từ 1-2 lần/vụ so
với đối chứng. Qua đó giảm chi phí thuốc trừ sâu bình quân từ 703.333-759.667 đồng/vụ,
nói riêng và thuốc bảo vệ thực vật từ 1.299.667-1.378.167 đồng/vụ, nói chung.
Hiệu quả kinh tế: qua 03 vụ thực hiện mô hình trồng hoa
giúp giảm chi phí sản xuất góp phần tăng thêm lợi nhuận cho nông dân, trung
bình ở vụ Hè Thu 2013 từ 2.598.750-3.236.300 đồng, ở vụ Đông Xuân 2013-2014 từ
3.167.000-4.164.650 đồng và ở vụ Hè Thu 2014 từ 2.366.600-3.463.000 đồng. Giảm
giá thành sản xuất từ 382-505 đồng/kg lúa.
Hiệu quả về môi trường và xã hội: góp phần cải thiện môi
trường sống tại các mô hình địa phương và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng,
người sản xuất và môi trường sản xuất. Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo
vệ môi trường công đồng người dân.
|
|
Các
thành viên Hội đồng nghiệm thu dự án |
Hội đồng nghiệm thu nhất trí thông qua dự án.