Nâng cao tính chất cơ học, vật lý, độ bền của gỗ nhờ ứng dụng KH&CN
Ngày 31/3 tại Hà Nội đã diễn ra phiên họp đánh giá nghiệm thu cấp nhà nước đối với Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng một số vật liệu nano nâng cao tính chất cơ học, vật lý và độ bền tự nhiên gỗ” (mã số KC07.07/11-15) do TS. Bùi Văn Ái, Viện Nghiên cứu công nghiệp rừng (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) làm chủ nhiệm
PGS.TS.
Lê Đức Mạnh, Chủ nhiệm Chương trình KC07.11/15 phát biểu tại Phiên họp
Gỗ là nguồn tài nguyên quan trọng trong cuộc sống của con
người. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, rừng tự nhiên suy giảm cả về
diện tích và trữ lượng. Khả năng đáp ứng nguyên liệu gỗ cho các nhu cầu của xã
hội sẽ không đủ. Rừng trồng của nước ta với các loại cây mọc nhanh được tập
trung phát triển trong một vài thập niên trở lại đây đã và đang trở thành nguồn
cung cấp nguyên liệu gỗ chính cho các nhu cầu sử dụng của xã hội.
Trong quá trình sử dụng, gỗ luôn chịu tác động tổng hợp của
các yếu tố sinh vật (mối, mọt, nấm mục...) và phi sinh vật (nhiệt độ, độ ẩm...)
làm cho bị nứt, cong vênh hoặc bị phá hủy. Đối với gỗ mọc nhanh rừng trồng, các
tính chất gỗ thường kém hơn các loại gỗ quý rừng tự nhiên. Do đó việc nghiên cứu
áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao tính chất gỗ đáp ứng nhu cầu sử dụng
là rất cần thiết.
Vì những lý do trên từ tháng 10/2012 đến nay, TS. Bùi Văn
Ái và các cộng sự thuộc Viện Nghiên cứu công nghiệp rừng (Viện Khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam) đã triển khai đề tài “Nghiên cứu ứng dụng một số vật liệu nano
nâng cao tính chất cơ học, vật lý và độ bền tự nhiên gỗ” (mã số KC07.07/11-15).
Sau hơn 3 năm thực hiện, đề tài đã xác định được thông số
để tổng hợp dung dịch lỏng, keo PF và chất phủ PU chứa nano TiO2, CuO, SiO2,
ZnO và Clay để nâng cao tính chất cơ học, vật lý và độ bền tự nhiên của gỗ;
đánh giá được độ bền của gỗ trong phòng chống côn trùng, nấm mục, mốc, tính chất
cơ học, vật lý của gỗ sau xử lý bằng các vật liệu nano.
Đề tài cũng đã xác định được khả năng thấm của gỗ bồ đề,
keo lai với 5 loại dung dịch tẩm và 5 loại keo PE theo phương pháp tẩm chân
không; đánh giá mức độ tác động môi trường của gỗ sau xử lý vật liệu nano. Đặc
biệt, đề tài đã xác định được 4 loại vật liệu nano (TiO2, CuO, ZnO và clay) có
triển vọng tốt trong xử lý nâng cao chất lượng gỗ và xây dựng được 3 quy trình
công nghệ xử lý gỗ bằng vật liệu nano.
PGS.TS. Lê Đức Mạnh, Chủ nhiệm Chương trình KC07.11/15 nhận
định, thành công bước đầu của đề tài đã mở ra hướng mới trong việc nâng cao chất
lượng gỗ keo lai, bồ đề nói riêng, gỗ các loài cây trồng rừng sản xuất nói
chung, phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và hướng tới xuất khẩu.
www.truyenthongkhoahoc.vn(lntrang)